Giáo án sử 6
Chia sẻ bởi Việt Bắc |
Ngày 05/05/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: giáo án sử 6 thuộc Địa lí 6
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
* * * * * *
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ
KỸ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT
CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ LỚP 9
ĐỒNG NAI 26 THÁNG 10 NĂM 2010
KỸ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT CÁC DẠNG
BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ LỚP 9
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Môn địa lý là một bộ phận khoa học tự nhiên nghiên cứu về trái đất thiên nhiên và con người các châu lục nói chung và thiên nhiên con người Việt Nam nói riêng.
Đối với môn địa lý 9 mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lý tỉnh, thành phố nơi các em đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách hiệu quả tốt nhất.
Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình địa lý 9 THCS mới đòi hỏi kỹ năng vẽ ,nhận xét biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với sách giáo khoa lớp 9 THCS cũ. Nhiều dạng biểu đồ học sinh còn trừu tượng như biểu đồ miền, đường..... Vì vậy mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ các dạng biểu đồ một cách thích hợp dễ nhớ, dễ hiểu đảm bảo tính chính xác, tính mĩ quan. Hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết áp dụng cho việc học tập cũng như cuộc sống sau này. Trong khi dạy bài kiến thức mới có nhiều loại biểu đồ mà học sinh phải dựa vào đó nhận xét, phân tích để tìm ra kiến thức mới sau đó đi đến một kết luận địa lý và ngược lại
Trong các tiết thực hành, ôn tập, kiểm tra học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ thích hợp, tính cơ cấu......chuyển từ bảng số liệu thành biểu đồ từ đó học sinh nhận xét, kết luận các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội được dễ dàng hơn.
Có rất nhiều kỹ năng cơ bản cần phải rèn luyện cho học sinh trong quá trình dạy Địa Lí 9. Một trong những kỹ năng quan trọng đó là : “ Kỹ năng nhận biết để vẽ biểu đồ thích hợp nhất, nhanh nhất và biết nhận xét giải thích”. Đây là kỹ năng rất cơ bản cần thiết khi dạy Địa lí 9 . Nó giúp học sinh có thể dựa vào biểu đồ nêu được nhận xét chính xác về tình hình kinh tế của ngành hay vùng kinh tế nào đó......Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả về kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ là một câu hỏi được rất nhiều giáo viên giảng dạy quan tâm . Đó cũng là vấn đề tôi đã trăn trở, suy nghĩ, thử nghiệm trong quá trình dạy học Địa Lí lớp 9 .
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I. Cơ sở lí luận :
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh có nhiều hình thức, nhiều con đường để củng cố kiến thức mới trên cơ sở phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh. Một trong những kỹ năng thường được sử dụng trong dạy học Địa Lí là vẽ biểu đồ từ đó rút ra nhận xét về những kết quả được thể hiện trên biểu đồ. Ở đây biểu đồ, lược đồ được xem là phương tiện trực quan giúp học sinh tìm tòi khám phá và lĩnh hội kiến thức. Ở hình thức nầy giáo viên tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện được kỹ năng vẽ, phân tích, đánh giá rút ra những kiến thức cần thiết cho từng yêu cầu. Với con đường nầy muốn đạt hiệu quả cao giáo viên phải rèn luyện cho học sinh phương pháp, kỹ năng và nhận xét các loại biểu đồ.
Môn Địa Lí 9 nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lí Tỉnh, Thành phố nơi các em đang sinh sống và học tập; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức Địa Lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới.
Vì vậy, việc rèn luyện những kỹ năng sử dụng biểu đồ, lược đồ trong môn Địa Lí là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở mức độ cao hơn.
II.Cơ sở thực tiễn :
Về Giáo Viên:
Có thể nói trong những năm gần đây việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới cũng đồng nghĩa với việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học. Đại đa số Giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng trong thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa hiểu thấu đáo tinh thần đổi mới phương pháp. Vì vậy mà lúng túng trong soạn giảng cũng như thực hiện các giờ lên lớp, không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho giờ dạy trở nên nặng nề, nhàm chán.Đặc biệt là các tiết thực hành về vẽ và nhận xét biểu đồ giáo viên còn xem nhẹ việc rèn kĩ năng cho học sinh, hoặc chỉ hướng dẫn qua loa rồi tự cho học sinh làm, chưa kiểm tra đầy đủ và uốn nắn kịp thời.
Về học sinh
Trên thực tế, học sinh lớp 9 phần lớn đã khá thành thạo kĩ năng quan trọng nầy. Tuy nhiên vẫn còn lúng túng trong cách xử lí số liệu, chọn biểu đồ thích hợp; hoặc học sinh rất yếu trong việc nhận xét và rút ra kết luận cần thiết. Đối với học sinh lớp 9, kĩ năng vẽ biểu đồ chính xác, đảm bảo tính mĩ quan chỉ được thực hiện ở học sinh khá giỏi, còn học sinh trung bình, yếu kĩ năng đó còn hạn chế. Kết quả khảo sát về nội dung vẽ và nhận xét biểu đồ thường đạt kết quả thấp cụ thể :
+ Khảo sát thực tế :
Trước khi tiến hành việc vận dụng cách vẽ và xác định biểu đồ cho học sinh trong chương trình Địa Lí kinh tế xã hội Việt Nam lớp 9, tôi đã tiến hành khảo sát
Thực trạng thực tế khi chưa khảo sát :
Học sinh không hiểu được yêu cầu của đề bài.
Học sinh không biết chọn kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì ?
Học sinh vẽ biểu đồ không đúng với yêu cầu đề bài
Kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn lúng túng
Học sinh chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ
Từ đó tỉ lệ học sinh đọc hiểu, vẽ, phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích hợp đối với bài yêu cầu thấp, số lượng học sinh xác định ngay còn hạn chế.
Số liệu điều tra trước khi thực hiện :
III.Nội dung chính: phương pháp vẽ và nhận xét biểu đồ
1. Các dạng biểu đồ được chọn lọc thích hợp:
a) Có 7 dạng cơ bản:
- Biểu đồ cột ( cột đơn, cột đa, cột chùm )
- Biểu đồ tròn ( biểu đồ tương đối, biểu đồ tuyệt đối )
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ thanh ngang
- Biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ kết hợp
b) Cách lựa chọn biểu đồ và xử lí số liệu:
- Nếu bảng số liệu cho 1 hoặc 2 năm (đơn vị là %) thì ta vẽ biểu đồ hình tròn hoặc cột chồng.
- Nếu bảng số liệu cho nhiều năm (đơn vị là %) thì ta vẽ biểu đồ miền hoặc đường.
Nếu bảng số liệu cho nhiều năm, năm gốc là 100% thì ta vẽ biểu đồ đường.
Lưu ý: Đối với mỗi dạng biểu đồ đều có phương pháp vẽ khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu chung cho các dạng biểu đồ là :
- Biểu đồ gồm đơn vị, thời gian, tên biểu đồ, bảng chú giải......
- Biểu đồ phải có tính mỹ quan và chính xác.
- Trong khi làm bài tập, bài kiểm tra nếu đề bài yêu cầu vẽ cụ thể là biểu đồ tròn, cột ... thì chúng ta theo thứ tự các bước dể thực hiện, còn nếu đề bài chưa yêu cầu vẽ cụ thể thì học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ sao cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài.
2. Cụ thể:
a) Biểu đồ cột : Là dạng biểu đồ mà học sinh được làm quen từ lớp 8 nên viêc tiếp thu của học sinh tương đối thuận lợi
Yêu cầu chung:
- Biểu đồ gồm hệ trục tọa độ ox, oy vuông góc với nhau
+ Ox biểu thị đơn vị
+ Oy biểu thị thời gian hoặc vùng , miền.....
- Tên biểu đồ
- Bảng chú giải
Cụ thể:
Ví dụ: Dựa vào bảng 18.1 vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bảng 18.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ (đơn vị tỉ đồng).Bài tập 3 – Trang 69 – SGK lớp 9
Cách vẽ:
Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng 18.1 ( Đơn vị, số liệu)
Vẽ hệ trục tọa độ:
+ Trục tung đơn vị ( tỉ dồng)
+ Trục hoành: ( thời gian )
Bước 2: Học sinh phải biết chia khoảng cách thời gian cho đúng
Tiến hành vẽ tỉ trọng của vùng Tây Bắc trước theo thứ tự các năm, rồi dùng màu hoặc kí hiệu giống nhau ở các cột của năm 1995, 2000, 2002 . Ghi chú giải vùng Tây Bắc. Tương tự HS vẽ vùng Đông Bắc. Cuối cùng Viết tên biểu đồ
Bước 3: Nhận xét
Xem Power-Point
BIỂU ĐỒ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
* Nhận xét :
- Từ 1995 – 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vùng Đông Bắc và Tây Bắc đều liên tục tăng , tính đến năm 2005.
+ Đông bắc tăng gấp 2,17 lần so với năm 1995
+ Tây Bắc tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995
- Giá trị sản xuất công nghiệp ở tiểu vùng Đông Bắc lu«n cao hơn giá trị sản xuất công nghiệp ở Tây Bắc.
+ Năm 1995 gấp 19,3 lần
+ Năm 2000 gấp 19,7 lần
+ Năm 2002 gấp 20,5 lần
Kết luận: Biều đồ cột là dạng biểu đồ dễ vẽ và dễ hiểu. Thông qua biều đồ cột học sinh có thể nhận xét các đối tượng, yếu tố địa lý một cách trực quan nhất, nhận xét và so sánh dễ dàng hơn bảng số liệu.
b)Biều đồ hình tròn.
Yêu cầu chung: Là dạng biểu đồ học sinh ít được làm quen ở lớp 8. Với chương trình cải cách hiện nay yêu cầu đòi hỏi cao hơn so với chương trình cũ. Nhiều bài tập không cho trước bảng tỉ lệ hay cơ cấu % mà yêu cầu học sinh phải tính cơ cấu sau đó mới vẽ. Đối với dạng bài tập nâng cao yêu cầu học sinh phải tính bản tính bán kính của đường tròn cụ thề vì vậy đòi hỏi phải nắm được công thức tính, cách vẽ như thế nào cho chính xác bán kính của đường tròn theo yêu cầu của đề bài.
- Biều đồ tròn bao gồm:
+ Đường tròn theo bán kính cho trước hoặc lựa chọn
+ Tên biều đồ
+ Thời gian
+ Bảng chú giải
Cụ thề:
*) Dạng 1: Vẽ biểu đồ theo bảng số liệu cho trước
Ví dụ: Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế của nước ta ( Baì 4 Lao động việc làm, chất lượng cuộc sống, trang 15 SGK 9 )
( đơn vị %)
? Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế ở nước ta năm 1989 và 2003
? Nhận xét sự thay đổi lao động theo ngành kinh tế ở nước ta? Giải thích sự thay đổi đó?
Cách 1:
Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng số liệu vẽ hai biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau 2003 có bán kính lớn hơn năm 1989.
Bước 2: Chuyển đổi giá trị % sang (Độ)
Giáo viên hướng dẫn học sinh tính góc ở tâm 3600 = 100% vậy 1% = 3,60
71, 5 % x 3,6
71,5% = 257,40
Bước 3: Vẽ từ tia 12 giờ theo chiều kim đồng hồ theo thứ tự các tiêu chí cho trên đề bài . Vẽ đến đâu thì ghi chú giải đến đó Viết tỉ lệ %.( Vẽ Nông –lâm-ngư tô màu, chú giải ghi % rồi mới vẽ tiếp tiêu chí 2,3)
Bước 4: Ghi tên biểu đồ.
Cách 2:
Bước 1: Vẽ hai đường tròn có bán kính khác nhau, vẽ tia 12 giờ.
Bước 2: Vẽ các ngành theo thứ tự bảng số liệu bằng cách chia dây cung đường tròn như sau:
+ Cả dây cung đường tròn tương ứng với 100%
+ 1/2 cung đường tròn tương ứng với 50%
+ 1/4 cung đường tròn tương ứng với 25%
- Từ 1/4 dây cung của đường tròn học sinh có thể chia nhỏ phù hợp với số liệu của đề bài.
- Bước 3: Ghi tên biểu đồ, thời gian bảng chú giải
- Ưu điểm: Phương pháp này vẽ nhanh, học sinh yếu môn toán cũng hoàn thành được biểu đồ.
- Nhược điểm: Nếu học sinh chia dây cung thiếu chính xác thì biểu đồ vẽ không chính xác.
*) Dạng 2: Bài tập cho bảng số liệu thô, cho bán kính năm trước, học sinh phải tính cơ cấu hay tỉ lệ, tính bán kính năm sau:
VD: Cho bảng số liệu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế ở nước ta
( đơn vị tính tỉ đồng)
- Vẽ biều đồ:
Hướng dẫn học sinh tính bản cơ cấu giá trị tổng sản phẩm các ngành kinh tế:
Giá trị từng ngành
% ngành = =
Tổng số
Ví dụ : 40.769 X 100 : 136.571 = 29,9
29,9 x 3,60 = 107,64
Bước 1:
-Bảng cơ cấu – Góc ở tâm
-Bước 2: Cho 02 bán kính đường tròn : biểu đồ năm 1990 (bán kính 2cm hay 20mm và bán kính 2,4cm hay 24 mm )
-Bước 3 : vẽ biểu đồ
Đối với biểu đồ cho bán kính trước để vẽ được chính xác giáo viên nên hướng dẫn học sinh dùng thước kẻ có chia mm, vẽ đường bán kính trước ( một đường độ dài 20mm, một đường dài 28mm). Sau đó dùng compa đặt đúng vào hai đầu của đường bán kính rồi quay ta được đường tròn chính xác. Nếu học sinh vẽ theo cách đo bán kính 20mm vào thước sau đó đặt compa vào giấy quay thì khi quay thường compa không giữ được độ chính xác như ta kẻ bán kính trước.
Thứ tự vẽ như dạng 1
Biều đồ hình tròn bán kính 20mm
Biều đồ hình tròn bán kính 24mm
Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP)
phân theo ngành kinh tế ở nước ta
Nhận xét và giải thich sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta.
- Đối với học sinh khá giỏi yêu cầu nhận xét theo bảng số liệu thô và tỉ trọng sau đó rút ra nhận xét. Đối với học sinh trung bình, yếu yêu cầu học sinh dựa vào bảng cơ cấu hay biểu đồ để nhận xét. Với các yêu cầu :
+ Nhận xét trong từng năm ngành nào chiếm tỉ lệ cao, thấp, giữ vai trò gì ?
+ Nhận xét sự thay đổi cơ cấu của từng ngành qua các năm
+ Kết luận chung về sự thay đổi cơ cấu ngành ( theo hướng nào ?)
Kết luận:
Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ được áp dụng nhiều trong môn địa lý 9 THCS và THPT, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Nhìn vào biểu đồ tròn học sinh nhận xét các đối tượng đia lý nhanh và chính xác, thấy được sự thay đổi các đối tượng địa lý như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động, độ ce phủ rừng... qua các năm.
Biểu đồ tròn rất quan trọng và không thể thiếu được trong môn địa lý 9 THCS.
Biểu đồ đường
Yêu cầu chung: Biểu đồ đường là biểu đồ mới đối với các em học sinh lớp 9 chính vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi nào thì vẽ biểu đồ đường.
- Biểu đồ đường thường dùng để biểu diễn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua nhiều năm hoặc sự tăng trưởng của các đối tượng địa lý qua nhiều năm.
- Biểu đồ gồm:
+ Trục tung ox biểu thị % chia tỉ lệ chính xác
+ Trục hoành oy biểu thị thời gian
+ Năm gốc trùng với ox
+ Tên biểu đồ, bảng chú giải
Cụ thể:
VD: Cho bảng số liệu: Bài 10 Thực hành –Trang 38 - SGK lớp 9
Bảng 10.2: Số lượng gia súc, gia cầm – Triệu con ( lấy năm 1990 = 100%)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm qua các năm trên cùng một trục hệ tọa độ.
b) Nhận xét, giải thích tại sao gia cầm, lợn tăng, đàn trâu không tăng?
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh tính:
số liệu năm sau
chỉ số tăng trưởng = 100%
số liệu năm gốc
Bảng chỉ số tăng trưởng (%)
- Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ trục hệ tọa độ ox, oy chia tỉ lệ, năm (GV hướng HS lấy gốc tọa độ là 80% thì hình sẽ đẹp hơn)
Bước 2: Dựa vào bảng chỉ số tăng trưởng vẽ lần lượt các chỉ tiêu lấy năm gốc 1990. Kẻ đường chì mờ thẳng các năm song song với trục tung sau đó dựa vào bảng số liệu đánh dấu Tỉ trọng qua các năm rồi nối các điểm lại. Vẽ xong đường nào thì chú giải đến đó. Sau đó vẽ tiếp
Bước 3: Dùng kí hiệu cho bốn đường và lập bảng chú giải hoàn thành biểu đồ.
Xem Power-Point
Nhận xét:
Để nhận xét được giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào biểu đồ và bảng số liệu để rút ra kết luận đối với từng loại, từ đó dựa vào kiến thức đã có và vốn hiểu biết để giải thích .
Từ năm 1990 – 2002
+ Đàn trâu không tăng ( Giảm 39700con tương đương với 1,4%).
+ Đàn bò tăng đáng kể
+ Đàn lợn tăng mạnh ( tăng 10900 nghìn con)
+ Gia cầm tăng nhanh nhất 125900 nghìn con.
Giải thích :
+ Lợn và gia cầm là nguồn cung cấp thịt chủ yếu:
Do nhu cầu thịt, trứng tăng nhanh
Do giải quyết tốt thức ăn cho chăn nuôi.
Hình thức chăn nuôi đa dạng, theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình.
+ Đàn bò tăng nhẹ, đàn trâu không tăng do cơ giới hóa trong nông nghiệp nên nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp giảm xuống, song đàn bò được chú ý nuôi để cung cấp thịt, sữa.
Kết luận: Biểu đồ đường là dạng biểu đồ được áp dụng nhiều trong môn địa lý phần kinh tế và thực tế cuộc sống. Vì vậy mỗi học sinh cần có kỹ năng vẽ biểu đồ này. Dựa vào biểu đồ học sinh nhìn thấy rất rõ sự tăng trưởng hay giảm sút các yếu tố địa lý.
*) Biểu đồ miền
Yêu cầu chung : Biểu đồ miền là dạng biểu đồ mới đối với giáo viên và học sinh chính vì vậy việc truyền đạt của giáo viên và nhận thức của học sinh gặp khó khăn. Để hoàn thành tốt giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ biểu đồ phù hợp chính xác. Dạng biểu đồ này nếu học sinh vẽ theo năm thì không chính xác mà phải vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu.
- Biểu đồ có hình chữ nhật: Chiều dài: năm; Chiều rộng: % ( 100)
- Bảng chú giải
- Tên biều đồ
Cụ thể: Vì dụ cho bảng số liệu sau:Bài 16 : Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế 1991-2002-Trang 60-SGK Địa lí 9
Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 ( %)
? Vẽ biểu đồ miền thể thiện cơ câu GDP thời kỳ 1991 – 2002
? Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ 1991 – 2002
Giáo viên hướng dẫn học sinh khi nào vẽ biểu đồ cơ câu bằng biểu đồ miền: Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm, không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm.
- Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ hình chữ nhật
- Trục tung có trị số 100%
- Trục hoành là thời gian được chia tương ứng với khoảng cách thời gian.
Bước 2:
- Vẽ chỉ tiêu nông lâm ngư nghiệp trước vẽ đến đâu, tô mầu, kẻ vạch đến đó.
- Vẽ chỉ tiêu công nghiệp xây dựng bằng cách cộng tỉ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp với nghành công nghiệp và xây dựng để xác định điểm và nối các điểm đó với nhau ta được miền công nghiệp xây dựng, miền còn lại là dịch vụ.
Bước 3
Thiết lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ.
Xem Power-Point
- Nhận xét: Từ 1991 – 2002 tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm mạnh từ 40,5% ( 1991) xuống 23% (2002) điều đó cho ta thấy nước ta đang từng bước chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
- Tỉ trọng khu vực công nghiệp xay dựng tăng nhanh nhất từ 23,8% (1991 ) nên 38,5% (2002). Thực tế này phản ánh quá trình công ghiệp hóa của nước ta đang tiến triển.
- Tỉ trong ngành dịch vụ tăng nhẹ 1991 ( 35,7%) nên 38,5% (2002).
Kết luận: Biểu đồ miền là dạng biểu đồ khá trừu tượng đối với học sinh nhưng biểu đồ này thể hiện được cơ cấu qua nhiều năm và tỉ trọng từng khu vực rất rõ theo từng miền.
Biểu đồ cột chồng:
Yêu cầu chung: Là dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu, dạng biểu đồ này SGK địa lý cũ đã giới thiệu, học sinh dựa vào biểu đồ nhận xét sự thay đổi cơ cấu. Đối với SGK địa lý THCS mới đòi hỏi kỹ năng vẽ biểu đồ cột chồng từ bảng số liệu cho trước sau đó học sinh mới nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
Cách vẽ:
- Vẽ hệ trục tọa độ Ox là 100%. trục Oy là năm thường thì giáo viên hướng dẫn HS vẽ trục tung tương ứng với 10cm=100% vậy 1cm=10%
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 10cm tương ứng với 100%, chiều rộng tùy thích
- Dựa vào bảng số liệu và vẽ từng chỉ tiêu
- Dùng ký hiệu riêng cho từng chỉ tiêu
- Lập bảng chú giải
+Ví dụ: cho bảng số liệu sau. Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi( đơn vị %) ( Bài tập 2 / SGK Địa lí 9 / trang 33 )
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
Kết luận : Biểu đồ cột chồng là dạng biểu đồ dễ vẽ, dễ hiểu. Tuy nhiên đối với dạng biểu đồ này sách giáo khoa địa lý 9 không có biểu đồ chuẩn trong các bài học mà chỉ có bài tập yêu cầu học sinh vẽ.
Biểu đồ thanh ngang.
Yêu cầu chung: Biểu đồ thanh ngang là dạng biểu đồ mới có dạng gần giống biểu đồ cột cho nên học sinh tiếp thu dễ dàng.
Biểu đồ thanh ngang gồm:
- Trục tung Ox là tiêu chí hoặc địa danh...
- Trục hoành Oy biểu thị %
- Tên biểu đồ
- Bảng chú giải:
Cụ thể
VD: Dựa vào bảng số liệu sau:
Độ chênh lệch về một số tiêu chí phát triển dân cư xã hội ở Bắc trung bộ so với cả nước năm 1999. ( cả nước 100%)
? Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện các tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Bắc Trung Bộ so với cả nước.
Cách vẽ :
+ Vẽ trục tọa độ xoy trong đó:
Ox biểu diễn các tiêu chí
Oy biểu diễn tỉ lệ %
+ Với mỗi tiêu chí vẽ một thanh ngang tương ứng với tỉ lệ % cho trước.
+ Dùng các kí hiệu khác nhau để phân biệt các tiêu chí
+ Viết tên biểu đồ
+ Lập bảng chú giải
Kết luận: Biểu đồ thanh ngang là dạng biểu đồ mà SGK địa lý 9 mới đề cập đến. Biêu đồ này dễ vẽ và dễ hiểu. Trong các bảng số liệu về các tiêu chí phát triển dân cư xã hội của 7 vùng kinh tế, giáo viên có thể chuyển từ bảng số liệu ra biểu đồ thanh ngang để học sinh dễ nhận xét, So sánh và rút ra kết luận về chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội của các vùng kinh tế. Biểu đồ thanh ngang cần thiết cho môn địa lý 9 nói riêng và môn địa lý nói chung.
D. KẾT QUẢ , BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Biểu đồ thể hiện một số tiêu chíphát triển dân cư, xã hội ở
Bắc Trung Bộ so với cả nước
Tỉ lệ dân thành thị
Tuổi thọ trung bình
Tỉ lệ người lớn biết chữ
Thu nhập bình quân theo đầu người
Tỉ lệ hộ nghèo
1) Kết quả :
Với phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ cho học sinh lớp 9 như đã trình bày ở trên, tôi đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh, các em đã có những kinh nghiệm rất cụ thể khi đứng trước bài tập về vẽ biểu đồ, không còn lúng túng trong việc chọn lựa kiểu biểu đồ cũng như nhận xét và đánh giá. Trong các giờ thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự giác thực hiện các yêu cầu của sách giáo khoa một cách thành thạo. Các tiết thực hành trở nên sôi nổi tránh được sự nhàm chán, học sinh tích cực hơn trong học tập. Đại bộ phận học sinh cuối năm học đã có những kỹ năng cơ bản về vẽ và nhận xét biểu đồ về bất kì một yêu cầu nào liên quan đến kĩ năng đó. Kết quả kiểm tra kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ so với ban đầu.
* * * * * *
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ
KỸ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT
CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ LỚP 9
ĐỒNG NAI 26 THÁNG 10 NĂM 2010
KỸ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT CÁC DẠNG
BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ LỚP 9
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Môn địa lý là một bộ phận khoa học tự nhiên nghiên cứu về trái đất thiên nhiên và con người các châu lục nói chung và thiên nhiên con người Việt Nam nói riêng.
Đối với môn địa lý 9 mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lý tỉnh, thành phố nơi các em đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách hiệu quả tốt nhất.
Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình địa lý 9 THCS mới đòi hỏi kỹ năng vẽ ,nhận xét biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với sách giáo khoa lớp 9 THCS cũ. Nhiều dạng biểu đồ học sinh còn trừu tượng như biểu đồ miền, đường..... Vì vậy mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ các dạng biểu đồ một cách thích hợp dễ nhớ, dễ hiểu đảm bảo tính chính xác, tính mĩ quan. Hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết áp dụng cho việc học tập cũng như cuộc sống sau này. Trong khi dạy bài kiến thức mới có nhiều loại biểu đồ mà học sinh phải dựa vào đó nhận xét, phân tích để tìm ra kiến thức mới sau đó đi đến một kết luận địa lý và ngược lại
Trong các tiết thực hành, ôn tập, kiểm tra học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ thích hợp, tính cơ cấu......chuyển từ bảng số liệu thành biểu đồ từ đó học sinh nhận xét, kết luận các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội được dễ dàng hơn.
Có rất nhiều kỹ năng cơ bản cần phải rèn luyện cho học sinh trong quá trình dạy Địa Lí 9. Một trong những kỹ năng quan trọng đó là : “ Kỹ năng nhận biết để vẽ biểu đồ thích hợp nhất, nhanh nhất và biết nhận xét giải thích”. Đây là kỹ năng rất cơ bản cần thiết khi dạy Địa lí 9 . Nó giúp học sinh có thể dựa vào biểu đồ nêu được nhận xét chính xác về tình hình kinh tế của ngành hay vùng kinh tế nào đó......Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả về kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ là một câu hỏi được rất nhiều giáo viên giảng dạy quan tâm . Đó cũng là vấn đề tôi đã trăn trở, suy nghĩ, thử nghiệm trong quá trình dạy học Địa Lí lớp 9 .
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I. Cơ sở lí luận :
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh có nhiều hình thức, nhiều con đường để củng cố kiến thức mới trên cơ sở phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh. Một trong những kỹ năng thường được sử dụng trong dạy học Địa Lí là vẽ biểu đồ từ đó rút ra nhận xét về những kết quả được thể hiện trên biểu đồ. Ở đây biểu đồ, lược đồ được xem là phương tiện trực quan giúp học sinh tìm tòi khám phá và lĩnh hội kiến thức. Ở hình thức nầy giáo viên tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện được kỹ năng vẽ, phân tích, đánh giá rút ra những kiến thức cần thiết cho từng yêu cầu. Với con đường nầy muốn đạt hiệu quả cao giáo viên phải rèn luyện cho học sinh phương pháp, kỹ năng và nhận xét các loại biểu đồ.
Môn Địa Lí 9 nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lí Tỉnh, Thành phố nơi các em đang sinh sống và học tập; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức Địa Lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới.
Vì vậy, việc rèn luyện những kỹ năng sử dụng biểu đồ, lược đồ trong môn Địa Lí là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở mức độ cao hơn.
II.Cơ sở thực tiễn :
Về Giáo Viên:
Có thể nói trong những năm gần đây việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới cũng đồng nghĩa với việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học. Đại đa số Giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng trong thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa hiểu thấu đáo tinh thần đổi mới phương pháp. Vì vậy mà lúng túng trong soạn giảng cũng như thực hiện các giờ lên lớp, không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho giờ dạy trở nên nặng nề, nhàm chán.Đặc biệt là các tiết thực hành về vẽ và nhận xét biểu đồ giáo viên còn xem nhẹ việc rèn kĩ năng cho học sinh, hoặc chỉ hướng dẫn qua loa rồi tự cho học sinh làm, chưa kiểm tra đầy đủ và uốn nắn kịp thời.
Về học sinh
Trên thực tế, học sinh lớp 9 phần lớn đã khá thành thạo kĩ năng quan trọng nầy. Tuy nhiên vẫn còn lúng túng trong cách xử lí số liệu, chọn biểu đồ thích hợp; hoặc học sinh rất yếu trong việc nhận xét và rút ra kết luận cần thiết. Đối với học sinh lớp 9, kĩ năng vẽ biểu đồ chính xác, đảm bảo tính mĩ quan chỉ được thực hiện ở học sinh khá giỏi, còn học sinh trung bình, yếu kĩ năng đó còn hạn chế. Kết quả khảo sát về nội dung vẽ và nhận xét biểu đồ thường đạt kết quả thấp cụ thể :
+ Khảo sát thực tế :
Trước khi tiến hành việc vận dụng cách vẽ và xác định biểu đồ cho học sinh trong chương trình Địa Lí kinh tế xã hội Việt Nam lớp 9, tôi đã tiến hành khảo sát
Thực trạng thực tế khi chưa khảo sát :
Học sinh không hiểu được yêu cầu của đề bài.
Học sinh không biết chọn kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì ?
Học sinh vẽ biểu đồ không đúng với yêu cầu đề bài
Kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn lúng túng
Học sinh chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ
Từ đó tỉ lệ học sinh đọc hiểu, vẽ, phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích hợp đối với bài yêu cầu thấp, số lượng học sinh xác định ngay còn hạn chế.
Số liệu điều tra trước khi thực hiện :
III.Nội dung chính: phương pháp vẽ và nhận xét biểu đồ
1. Các dạng biểu đồ được chọn lọc thích hợp:
a) Có 7 dạng cơ bản:
- Biểu đồ cột ( cột đơn, cột đa, cột chùm )
- Biểu đồ tròn ( biểu đồ tương đối, biểu đồ tuyệt đối )
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ thanh ngang
- Biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ kết hợp
b) Cách lựa chọn biểu đồ và xử lí số liệu:
- Nếu bảng số liệu cho 1 hoặc 2 năm (đơn vị là %) thì ta vẽ biểu đồ hình tròn hoặc cột chồng.
- Nếu bảng số liệu cho nhiều năm (đơn vị là %) thì ta vẽ biểu đồ miền hoặc đường.
Nếu bảng số liệu cho nhiều năm, năm gốc là 100% thì ta vẽ biểu đồ đường.
Lưu ý: Đối với mỗi dạng biểu đồ đều có phương pháp vẽ khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu chung cho các dạng biểu đồ là :
- Biểu đồ gồm đơn vị, thời gian, tên biểu đồ, bảng chú giải......
- Biểu đồ phải có tính mỹ quan và chính xác.
- Trong khi làm bài tập, bài kiểm tra nếu đề bài yêu cầu vẽ cụ thể là biểu đồ tròn, cột ... thì chúng ta theo thứ tự các bước dể thực hiện, còn nếu đề bài chưa yêu cầu vẽ cụ thể thì học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ sao cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài.
2. Cụ thể:
a) Biểu đồ cột : Là dạng biểu đồ mà học sinh được làm quen từ lớp 8 nên viêc tiếp thu của học sinh tương đối thuận lợi
Yêu cầu chung:
- Biểu đồ gồm hệ trục tọa độ ox, oy vuông góc với nhau
+ Ox biểu thị đơn vị
+ Oy biểu thị thời gian hoặc vùng , miền.....
- Tên biểu đồ
- Bảng chú giải
Cụ thể:
Ví dụ: Dựa vào bảng 18.1 vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bảng 18.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ (đơn vị tỉ đồng).Bài tập 3 – Trang 69 – SGK lớp 9
Cách vẽ:
Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng 18.1 ( Đơn vị, số liệu)
Vẽ hệ trục tọa độ:
+ Trục tung đơn vị ( tỉ dồng)
+ Trục hoành: ( thời gian )
Bước 2: Học sinh phải biết chia khoảng cách thời gian cho đúng
Tiến hành vẽ tỉ trọng của vùng Tây Bắc trước theo thứ tự các năm, rồi dùng màu hoặc kí hiệu giống nhau ở các cột của năm 1995, 2000, 2002 . Ghi chú giải vùng Tây Bắc. Tương tự HS vẽ vùng Đông Bắc. Cuối cùng Viết tên biểu đồ
Bước 3: Nhận xét
Xem Power-Point
BIỂU ĐỒ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
* Nhận xét :
- Từ 1995 – 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vùng Đông Bắc và Tây Bắc đều liên tục tăng , tính đến năm 2005.
+ Đông bắc tăng gấp 2,17 lần so với năm 1995
+ Tây Bắc tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995
- Giá trị sản xuất công nghiệp ở tiểu vùng Đông Bắc lu«n cao hơn giá trị sản xuất công nghiệp ở Tây Bắc.
+ Năm 1995 gấp 19,3 lần
+ Năm 2000 gấp 19,7 lần
+ Năm 2002 gấp 20,5 lần
Kết luận: Biều đồ cột là dạng biểu đồ dễ vẽ và dễ hiểu. Thông qua biều đồ cột học sinh có thể nhận xét các đối tượng, yếu tố địa lý một cách trực quan nhất, nhận xét và so sánh dễ dàng hơn bảng số liệu.
b)Biều đồ hình tròn.
Yêu cầu chung: Là dạng biểu đồ học sinh ít được làm quen ở lớp 8. Với chương trình cải cách hiện nay yêu cầu đòi hỏi cao hơn so với chương trình cũ. Nhiều bài tập không cho trước bảng tỉ lệ hay cơ cấu % mà yêu cầu học sinh phải tính cơ cấu sau đó mới vẽ. Đối với dạng bài tập nâng cao yêu cầu học sinh phải tính bản tính bán kính của đường tròn cụ thề vì vậy đòi hỏi phải nắm được công thức tính, cách vẽ như thế nào cho chính xác bán kính của đường tròn theo yêu cầu của đề bài.
- Biều đồ tròn bao gồm:
+ Đường tròn theo bán kính cho trước hoặc lựa chọn
+ Tên biều đồ
+ Thời gian
+ Bảng chú giải
Cụ thề:
*) Dạng 1: Vẽ biểu đồ theo bảng số liệu cho trước
Ví dụ: Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế của nước ta ( Baì 4 Lao động việc làm, chất lượng cuộc sống, trang 15 SGK 9 )
( đơn vị %)
? Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế ở nước ta năm 1989 và 2003
? Nhận xét sự thay đổi lao động theo ngành kinh tế ở nước ta? Giải thích sự thay đổi đó?
Cách 1:
Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng số liệu vẽ hai biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau 2003 có bán kính lớn hơn năm 1989.
Bước 2: Chuyển đổi giá trị % sang (Độ)
Giáo viên hướng dẫn học sinh tính góc ở tâm 3600 = 100% vậy 1% = 3,60
71, 5 % x 3,6
71,5% = 257,40
Bước 3: Vẽ từ tia 12 giờ theo chiều kim đồng hồ theo thứ tự các tiêu chí cho trên đề bài . Vẽ đến đâu thì ghi chú giải đến đó Viết tỉ lệ %.( Vẽ Nông –lâm-ngư tô màu, chú giải ghi % rồi mới vẽ tiếp tiêu chí 2,3)
Bước 4: Ghi tên biểu đồ.
Cách 2:
Bước 1: Vẽ hai đường tròn có bán kính khác nhau, vẽ tia 12 giờ.
Bước 2: Vẽ các ngành theo thứ tự bảng số liệu bằng cách chia dây cung đường tròn như sau:
+ Cả dây cung đường tròn tương ứng với 100%
+ 1/2 cung đường tròn tương ứng với 50%
+ 1/4 cung đường tròn tương ứng với 25%
- Từ 1/4 dây cung của đường tròn học sinh có thể chia nhỏ phù hợp với số liệu của đề bài.
- Bước 3: Ghi tên biểu đồ, thời gian bảng chú giải
- Ưu điểm: Phương pháp này vẽ nhanh, học sinh yếu môn toán cũng hoàn thành được biểu đồ.
- Nhược điểm: Nếu học sinh chia dây cung thiếu chính xác thì biểu đồ vẽ không chính xác.
*) Dạng 2: Bài tập cho bảng số liệu thô, cho bán kính năm trước, học sinh phải tính cơ cấu hay tỉ lệ, tính bán kính năm sau:
VD: Cho bảng số liệu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế ở nước ta
( đơn vị tính tỉ đồng)
- Vẽ biều đồ:
Hướng dẫn học sinh tính bản cơ cấu giá trị tổng sản phẩm các ngành kinh tế:
Giá trị từng ngành
% ngành = =
Tổng số
Ví dụ : 40.769 X 100 : 136.571 = 29,9
29,9 x 3,60 = 107,64
Bước 1:
-Bảng cơ cấu – Góc ở tâm
-Bước 2: Cho 02 bán kính đường tròn : biểu đồ năm 1990 (bán kính 2cm hay 20mm và bán kính 2,4cm hay 24 mm )
-Bước 3 : vẽ biểu đồ
Đối với biểu đồ cho bán kính trước để vẽ được chính xác giáo viên nên hướng dẫn học sinh dùng thước kẻ có chia mm, vẽ đường bán kính trước ( một đường độ dài 20mm, một đường dài 28mm). Sau đó dùng compa đặt đúng vào hai đầu của đường bán kính rồi quay ta được đường tròn chính xác. Nếu học sinh vẽ theo cách đo bán kính 20mm vào thước sau đó đặt compa vào giấy quay thì khi quay thường compa không giữ được độ chính xác như ta kẻ bán kính trước.
Thứ tự vẽ như dạng 1
Biều đồ hình tròn bán kính 20mm
Biều đồ hình tròn bán kính 24mm
Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP)
phân theo ngành kinh tế ở nước ta
Nhận xét và giải thich sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta.
- Đối với học sinh khá giỏi yêu cầu nhận xét theo bảng số liệu thô và tỉ trọng sau đó rút ra nhận xét. Đối với học sinh trung bình, yếu yêu cầu học sinh dựa vào bảng cơ cấu hay biểu đồ để nhận xét. Với các yêu cầu :
+ Nhận xét trong từng năm ngành nào chiếm tỉ lệ cao, thấp, giữ vai trò gì ?
+ Nhận xét sự thay đổi cơ cấu của từng ngành qua các năm
+ Kết luận chung về sự thay đổi cơ cấu ngành ( theo hướng nào ?)
Kết luận:
Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ được áp dụng nhiều trong môn địa lý 9 THCS và THPT, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Nhìn vào biểu đồ tròn học sinh nhận xét các đối tượng đia lý nhanh và chính xác, thấy được sự thay đổi các đối tượng địa lý như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động, độ ce phủ rừng... qua các năm.
Biểu đồ tròn rất quan trọng và không thể thiếu được trong môn địa lý 9 THCS.
Biểu đồ đường
Yêu cầu chung: Biểu đồ đường là biểu đồ mới đối với các em học sinh lớp 9 chính vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi nào thì vẽ biểu đồ đường.
- Biểu đồ đường thường dùng để biểu diễn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua nhiều năm hoặc sự tăng trưởng của các đối tượng địa lý qua nhiều năm.
- Biểu đồ gồm:
+ Trục tung ox biểu thị % chia tỉ lệ chính xác
+ Trục hoành oy biểu thị thời gian
+ Năm gốc trùng với ox
+ Tên biểu đồ, bảng chú giải
Cụ thể:
VD: Cho bảng số liệu: Bài 10 Thực hành –Trang 38 - SGK lớp 9
Bảng 10.2: Số lượng gia súc, gia cầm – Triệu con ( lấy năm 1990 = 100%)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm qua các năm trên cùng một trục hệ tọa độ.
b) Nhận xét, giải thích tại sao gia cầm, lợn tăng, đàn trâu không tăng?
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh tính:
số liệu năm sau
chỉ số tăng trưởng = 100%
số liệu năm gốc
Bảng chỉ số tăng trưởng (%)
- Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ trục hệ tọa độ ox, oy chia tỉ lệ, năm (GV hướng HS lấy gốc tọa độ là 80% thì hình sẽ đẹp hơn)
Bước 2: Dựa vào bảng chỉ số tăng trưởng vẽ lần lượt các chỉ tiêu lấy năm gốc 1990. Kẻ đường chì mờ thẳng các năm song song với trục tung sau đó dựa vào bảng số liệu đánh dấu Tỉ trọng qua các năm rồi nối các điểm lại. Vẽ xong đường nào thì chú giải đến đó. Sau đó vẽ tiếp
Bước 3: Dùng kí hiệu cho bốn đường và lập bảng chú giải hoàn thành biểu đồ.
Xem Power-Point
Nhận xét:
Để nhận xét được giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào biểu đồ và bảng số liệu để rút ra kết luận đối với từng loại, từ đó dựa vào kiến thức đã có và vốn hiểu biết để giải thích .
Từ năm 1990 – 2002
+ Đàn trâu không tăng ( Giảm 39700con tương đương với 1,4%).
+ Đàn bò tăng đáng kể
+ Đàn lợn tăng mạnh ( tăng 10900 nghìn con)
+ Gia cầm tăng nhanh nhất 125900 nghìn con.
Giải thích :
+ Lợn và gia cầm là nguồn cung cấp thịt chủ yếu:
Do nhu cầu thịt, trứng tăng nhanh
Do giải quyết tốt thức ăn cho chăn nuôi.
Hình thức chăn nuôi đa dạng, theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình.
+ Đàn bò tăng nhẹ, đàn trâu không tăng do cơ giới hóa trong nông nghiệp nên nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp giảm xuống, song đàn bò được chú ý nuôi để cung cấp thịt, sữa.
Kết luận: Biểu đồ đường là dạng biểu đồ được áp dụng nhiều trong môn địa lý phần kinh tế và thực tế cuộc sống. Vì vậy mỗi học sinh cần có kỹ năng vẽ biểu đồ này. Dựa vào biểu đồ học sinh nhìn thấy rất rõ sự tăng trưởng hay giảm sút các yếu tố địa lý.
*) Biểu đồ miền
Yêu cầu chung : Biểu đồ miền là dạng biểu đồ mới đối với giáo viên và học sinh chính vì vậy việc truyền đạt của giáo viên và nhận thức của học sinh gặp khó khăn. Để hoàn thành tốt giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ biểu đồ phù hợp chính xác. Dạng biểu đồ này nếu học sinh vẽ theo năm thì không chính xác mà phải vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu.
- Biểu đồ có hình chữ nhật: Chiều dài: năm; Chiều rộng: % ( 100)
- Bảng chú giải
- Tên biều đồ
Cụ thể: Vì dụ cho bảng số liệu sau:Bài 16 : Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế 1991-2002-Trang 60-SGK Địa lí 9
Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 ( %)
? Vẽ biểu đồ miền thể thiện cơ câu GDP thời kỳ 1991 – 2002
? Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ 1991 – 2002
Giáo viên hướng dẫn học sinh khi nào vẽ biểu đồ cơ câu bằng biểu đồ miền: Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm, không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm.
- Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ hình chữ nhật
- Trục tung có trị số 100%
- Trục hoành là thời gian được chia tương ứng với khoảng cách thời gian.
Bước 2:
- Vẽ chỉ tiêu nông lâm ngư nghiệp trước vẽ đến đâu, tô mầu, kẻ vạch đến đó.
- Vẽ chỉ tiêu công nghiệp xây dựng bằng cách cộng tỉ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp với nghành công nghiệp và xây dựng để xác định điểm và nối các điểm đó với nhau ta được miền công nghiệp xây dựng, miền còn lại là dịch vụ.
Bước 3
Thiết lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ.
Xem Power-Point
- Nhận xét: Từ 1991 – 2002 tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm mạnh từ 40,5% ( 1991) xuống 23% (2002) điều đó cho ta thấy nước ta đang từng bước chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
- Tỉ trọng khu vực công nghiệp xay dựng tăng nhanh nhất từ 23,8% (1991 ) nên 38,5% (2002). Thực tế này phản ánh quá trình công ghiệp hóa của nước ta đang tiến triển.
- Tỉ trong ngành dịch vụ tăng nhẹ 1991 ( 35,7%) nên 38,5% (2002).
Kết luận: Biểu đồ miền là dạng biểu đồ khá trừu tượng đối với học sinh nhưng biểu đồ này thể hiện được cơ cấu qua nhiều năm và tỉ trọng từng khu vực rất rõ theo từng miền.
Biểu đồ cột chồng:
Yêu cầu chung: Là dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu, dạng biểu đồ này SGK địa lý cũ đã giới thiệu, học sinh dựa vào biểu đồ nhận xét sự thay đổi cơ cấu. Đối với SGK địa lý THCS mới đòi hỏi kỹ năng vẽ biểu đồ cột chồng từ bảng số liệu cho trước sau đó học sinh mới nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
Cách vẽ:
- Vẽ hệ trục tọa độ Ox là 100%. trục Oy là năm thường thì giáo viên hướng dẫn HS vẽ trục tung tương ứng với 10cm=100% vậy 1cm=10%
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 10cm tương ứng với 100%, chiều rộng tùy thích
- Dựa vào bảng số liệu và vẽ từng chỉ tiêu
- Dùng ký hiệu riêng cho từng chỉ tiêu
- Lập bảng chú giải
+Ví dụ: cho bảng số liệu sau. Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi( đơn vị %) ( Bài tập 2 / SGK Địa lí 9 / trang 33 )
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
Kết luận : Biểu đồ cột chồng là dạng biểu đồ dễ vẽ, dễ hiểu. Tuy nhiên đối với dạng biểu đồ này sách giáo khoa địa lý 9 không có biểu đồ chuẩn trong các bài học mà chỉ có bài tập yêu cầu học sinh vẽ.
Biểu đồ thanh ngang.
Yêu cầu chung: Biểu đồ thanh ngang là dạng biểu đồ mới có dạng gần giống biểu đồ cột cho nên học sinh tiếp thu dễ dàng.
Biểu đồ thanh ngang gồm:
- Trục tung Ox là tiêu chí hoặc địa danh...
- Trục hoành Oy biểu thị %
- Tên biểu đồ
- Bảng chú giải:
Cụ thể
VD: Dựa vào bảng số liệu sau:
Độ chênh lệch về một số tiêu chí phát triển dân cư xã hội ở Bắc trung bộ so với cả nước năm 1999. ( cả nước 100%)
? Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện các tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Bắc Trung Bộ so với cả nước.
Cách vẽ :
+ Vẽ trục tọa độ xoy trong đó:
Ox biểu diễn các tiêu chí
Oy biểu diễn tỉ lệ %
+ Với mỗi tiêu chí vẽ một thanh ngang tương ứng với tỉ lệ % cho trước.
+ Dùng các kí hiệu khác nhau để phân biệt các tiêu chí
+ Viết tên biểu đồ
+ Lập bảng chú giải
Kết luận: Biểu đồ thanh ngang là dạng biểu đồ mà SGK địa lý 9 mới đề cập đến. Biêu đồ này dễ vẽ và dễ hiểu. Trong các bảng số liệu về các tiêu chí phát triển dân cư xã hội của 7 vùng kinh tế, giáo viên có thể chuyển từ bảng số liệu ra biểu đồ thanh ngang để học sinh dễ nhận xét, So sánh và rút ra kết luận về chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội của các vùng kinh tế. Biểu đồ thanh ngang cần thiết cho môn địa lý 9 nói riêng và môn địa lý nói chung.
D. KẾT QUẢ , BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Biểu đồ thể hiện một số tiêu chíphát triển dân cư, xã hội ở
Bắc Trung Bộ so với cả nước
Tỉ lệ dân thành thị
Tuổi thọ trung bình
Tỉ lệ người lớn biết chữ
Thu nhập bình quân theo đầu người
Tỉ lệ hộ nghèo
1) Kết quả :
Với phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ cho học sinh lớp 9 như đã trình bày ở trên, tôi đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh, các em đã có những kinh nghiệm rất cụ thể khi đứng trước bài tập về vẽ biểu đồ, không còn lúng túng trong việc chọn lựa kiểu biểu đồ cũng như nhận xét và đánh giá. Trong các giờ thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự giác thực hiện các yêu cầu của sách giáo khoa một cách thành thạo. Các tiết thực hành trở nên sôi nổi tránh được sự nhàm chán, học sinh tích cực hơn trong học tập. Đại bộ phận học sinh cuối năm học đã có những kỹ năng cơ bản về vẽ và nhận xét biểu đồ về bất kì một yêu cầu nào liên quan đến kĩ năng đó. Kết quả kiểm tra kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ so với ban đầu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Việt Bắc
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)