Giáo án PTGT đường bộ
Chia sẻ bởi Hoàng Diệu |
Ngày 05/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: giáo án PTGT đường bộ thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
CHỦ ĐỀ : “GIAO THÔNG”
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Phát triển nhận thức:
Trẻ nhận biết được các đặc điểm đặc trưng và rõ nét của các loại PTGT: tên gọi, hình dáng, chất liệu, màu sắc, động cơ, nhiên liệu, tốc độ…
Hiểu được các chức năng của các PTGT và LLGT.
Biết được các nơi hoạt động của các PTGT.
Biết so sánh phân loại PTGT theo nơi hoạt động.
Phát triển ngôn ngữ:
Nêu được một số từ chỉ tên gọi, đặc điểm các loại phương tiện giao thông.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc miêu tả, kể chuyện về phương tiện giao thông, về chủ đề giao thông.
Phát triển thể chất:
Trẻ thực hiện đúng các vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, leo thang…
Phát triển các tố chất: nhanh nhẹn, khéo léo, kiên trì, dẻo dai … thông qua các trò chơi vận động.
Biết bắt chướt, mô phỏng, tạo dáng các phương tiện giao thông và người điều khiển giao thông.
Giáo dục trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh khi ăn uống (không ăn thức ăn bán ở lề đường).
Phát triển thẩm mỹ:
Trẻ tạo ra được các phương tiện giao thông từ những nguyên vật liệu mở: lá cây, các loại hột, hạt.
Biết nhận xét, giới thiệu sản phẩm của mình và các bạn.
Yêu thích cái đẹpvà bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp thiên nhiên.
Hát đúng và vỗ tay, gõ đệm, múa theo các tiết tấu phù hợp với bài hát.
Biết vận động sáng tạo theo ý tưởng của trẻ.
Phát triển tình cảm xã hội:
Chấp hành luật lệ giao thông khi đi đường, trên tàu xe.
Thích thú khi tham gia các hoạt động vui chơi, đóng vai cùng bạn theo chủ đề.
Hiểu ý nghĩa ngày hội, ngày lễ trong tháng.
MỞ CHỦ ĐỀ:
Cô và trẻ nghe bài: “Dung dăng dung dẻ”
Các con ơi, các con đi chơi ở đâu? (Con đi chơi trên đường phố)
Trên đường phố có gì vậy con? (Có đèn tín hiệu giao thông)
Đèn tín hiệu giao thông dùng để làm gì? (Dùng để điều khiển xe cộ lưu thông trên đường phố)
Trên đường phố có những phương tiện gì? (Xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe xích lô, xe tải …)
Hàng ngày ba mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì? (Vài trẻ kể)
Khi ngồi trên xe con trang bị những gì? (Khẩu trang, nón bảo hiểm, áo khoác…)
Trên đường phố ở các thị xã và thành phố thì có đèn tín hiệu giao thông để điều khiển các loại xe, còn ở thị trấn, nông thôn làng quê thì không có đèn hiệu. Vì thế ai là người đã giúp mọi người tham gia giao thông an toàn? (Chú cảnh sát giao thông)
Các con ơi, ngoài các phương tiện giao thông các con vừa kể, quanh ta còn có nhiều loại phương tiện giao thông khác, như là gì? (máy bay, tàu hỏa, thuyền buồm…)
Có rất nhiều phương tiện giao thông giúp cho mọi người lưu thông khắp mọi nơi. Để biết rõ về các phương tiện giao thông, cô cháu ta cùng nhau khám phá chủ đề giao thông nhé!
Cá lớp đọc thơ “Bé và mẹ” và về lớp chuẩn bị bài học mới.
CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ
Tranh ảnh các loại phương tiện giao thông, biển báo, luật lệ giao thông.
Đồ chơi học tập: đô mi nô, tranh ghép hình, so hình, đối góc.
Tranh cho trẻ tô màu về các loại phương tiện giao thông, luật lệ giao
thông.
Giấy vẽ, giấy màu, bút màu, đất nặn, kéo, hồ dán, hột hạt, nút áo, giấy
rô ki, hộp cat tông, lá cây, bông gòn tẩm màu….
Gạch chơi xây dựng, các ptgt các loại, hàng rào, cây xanh, đèn tín hiệu….
Tranh chơi trò chơi mắt ai tinh, ghép hình.
Nhạc cụ, đàn, nhạc bài hát bài thơ trong chủ đề giao thông
Bộ chữ cái chữ số.
Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện có lien quan tới chủ đề.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Phát triển nhận thức:
Trẻ nhận biết được các đặc điểm đặc trưng và rõ nét của các loại PTGT: tên gọi, hình dáng, chất liệu, màu sắc, động cơ, nhiên liệu, tốc độ…
Hiểu được các chức năng của các PTGT và LLGT.
Biết được các nơi hoạt động của các PTGT.
Biết so sánh phân loại PTGT theo nơi hoạt động.
Phát triển ngôn ngữ:
Nêu được một số từ chỉ tên gọi, đặc điểm các loại phương tiện giao thông.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc miêu tả, kể chuyện về phương tiện giao thông, về chủ đề giao thông.
Phát triển thể chất:
Trẻ thực hiện đúng các vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, leo thang…
Phát triển các tố chất: nhanh nhẹn, khéo léo, kiên trì, dẻo dai … thông qua các trò chơi vận động.
Biết bắt chướt, mô phỏng, tạo dáng các phương tiện giao thông và người điều khiển giao thông.
Giáo dục trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh khi ăn uống (không ăn thức ăn bán ở lề đường).
Phát triển thẩm mỹ:
Trẻ tạo ra được các phương tiện giao thông từ những nguyên vật liệu mở: lá cây, các loại hột, hạt.
Biết nhận xét, giới thiệu sản phẩm của mình và các bạn.
Yêu thích cái đẹpvà bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp thiên nhiên.
Hát đúng và vỗ tay, gõ đệm, múa theo các tiết tấu phù hợp với bài hát.
Biết vận động sáng tạo theo ý tưởng của trẻ.
Phát triển tình cảm xã hội:
Chấp hành luật lệ giao thông khi đi đường, trên tàu xe.
Thích thú khi tham gia các hoạt động vui chơi, đóng vai cùng bạn theo chủ đề.
Hiểu ý nghĩa ngày hội, ngày lễ trong tháng.
MỞ CHỦ ĐỀ:
Cô và trẻ nghe bài: “Dung dăng dung dẻ”
Các con ơi, các con đi chơi ở đâu? (Con đi chơi trên đường phố)
Trên đường phố có gì vậy con? (Có đèn tín hiệu giao thông)
Đèn tín hiệu giao thông dùng để làm gì? (Dùng để điều khiển xe cộ lưu thông trên đường phố)
Trên đường phố có những phương tiện gì? (Xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe xích lô, xe tải …)
Hàng ngày ba mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì? (Vài trẻ kể)
Khi ngồi trên xe con trang bị những gì? (Khẩu trang, nón bảo hiểm, áo khoác…)
Trên đường phố ở các thị xã và thành phố thì có đèn tín hiệu giao thông để điều khiển các loại xe, còn ở thị trấn, nông thôn làng quê thì không có đèn hiệu. Vì thế ai là người đã giúp mọi người tham gia giao thông an toàn? (Chú cảnh sát giao thông)
Các con ơi, ngoài các phương tiện giao thông các con vừa kể, quanh ta còn có nhiều loại phương tiện giao thông khác, như là gì? (máy bay, tàu hỏa, thuyền buồm…)
Có rất nhiều phương tiện giao thông giúp cho mọi người lưu thông khắp mọi nơi. Để biết rõ về các phương tiện giao thông, cô cháu ta cùng nhau khám phá chủ đề giao thông nhé!
Cá lớp đọc thơ “Bé và mẹ” và về lớp chuẩn bị bài học mới.
CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ
Tranh ảnh các loại phương tiện giao thông, biển báo, luật lệ giao thông.
Đồ chơi học tập: đô mi nô, tranh ghép hình, so hình, đối góc.
Tranh cho trẻ tô màu về các loại phương tiện giao thông, luật lệ giao
thông.
Giấy vẽ, giấy màu, bút màu, đất nặn, kéo, hồ dán, hột hạt, nút áo, giấy
rô ki, hộp cat tông, lá cây, bông gòn tẩm màu….
Gạch chơi xây dựng, các ptgt các loại, hàng rào, cây xanh, đèn tín hiệu….
Tranh chơi trò chơi mắt ai tinh, ghép hình.
Nhạc cụ, đàn, nhạc bài hát bài thơ trong chủ đề giao thông
Bộ chữ cái chữ số.
Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện có lien quan tới chủ đề.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Diệu
Dung lượng: 602,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)