Giáo án nhạc - Lá xanh

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Sơn | Ngày 06/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Giáo án nhạc - Lá xanh thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN ÂM NHẠC
 
 
Dạy hát:                         Lá xanh. Nghe hát:                       Hạt gạo làng ta.  Vận động theo nhạc:      Múa minh hoạ.   Trò chơi âm nhạc:          Chim gõ kiến.

TIẾT 1
I. Mục đích yêu cầu:
    - Trẻ nhớ được tên bài hát là "Lá xanh" của nhạc sĩ Thái Cơ, nhớ được vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc.     - Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe "Hạt gạo làng ta" của nhạc sĩ Trần Viết Bính và hiểu được nội dung bài hát.     - Trẻ nhớ được vận động cơ bản của bài hát "Lá xanh".
II. Chuẩn bị:
    - Đàn máy băng casset.     - Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa...
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1.   Ổn định giới thiệu:       - Cây gì xòe tán lá tròn.          Mùa hè gợp bóng sân trường em chơi.                                             Là cây gì?       - Thế cây bàng lá màu gì?       - Cô cũng có một bài hát nói về lá xanh. Hôm nay sẽ dạy cho các con hát bài hát "Lá xanh" của nhạc sĩ Thái Cơ.
 - Cây bàng. - Cây bàng có lá màu xanh.

2.    Tiến hành:       a. Dạy hát:       - Lần 1: Hát + đàn.       - Lần 2: Cô hát + cử chỉ điệu bộ + đàn.       - Đàm thoại:            • Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Của nhạc sĩ nào?            • Các con thấy bài hát này như thế nào?(về giai điệu, về nội dung). • Còn cô cô thấy giai điệu của bài hát này nhanh, vui tươi. Về nội dung thì tả về những chiếc lá xanh. Lá cây nhẹ khi gặp gió lá sẽ rung rinh, lắc lư giống như đang vẫy gọi các bé đi cho nhanh mau tới trường vậy.            • Vậy các bé lớp mình có muốn cùng cô hát bài hát lá xanh không?       - Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát.       => Lưu ý: Cô phải sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ và lời bài nhạc.       b. VĐTN:       - Chia làm 4 tổ. Theo các con thì để bài hát này hay hơn , các con sẽ làm gì?       - À, để bài hát thêm sinh động, các con có thể vỗ tay, múa nè. Bây giờ mỗi tổ các con tự nghĩ xem múa như thế nào cho hay nè. Sau đó cô sẽ mời từng tổ lên biểu diễn điệu múa của mình nha.       - Còn cô cô sẽ múa:       - Gió đung đưa cành ..., lá xanh xanh -> Đưa hai tay lên cao vẫy tay sang hai bên theo nhịp bài hát.       - Lá xanh vẫy vẫy -> 1 tay chống hông tay kia đưa ra phía trước và vẫy tay.       - Như gọi em đi nhanh, đi nhanh. Nhanh tới trường em yêu -> dậm chân tại chỗ, đánh tay theo nhịp.       - La lá la tới trường em yêu -> nắm tay bạn, nhảy chéo chân.       => Cô múa lại toàn bộ bài hát.       - Trẻ thực hiện múa cùng cô.       c. Nghe hát:       - Bạn nào còn nhớ cô đã dạy cho lớp mình bài thơ gì nói về hạt gạo nè?       - Thế bây giờ cả lớp mình cùng đọc bài thơ với cô nè.        - Bài thơ này rất hay. Do nhạc sĩ Trần Viết Bính đã lấy bài thơ này phổ thành nhạc. Bây giờ cô sẽ hát cho các con nghe bài "Hạt gạo làng ta".       - Lần 1: cô hát + đàn.       - Đàm thoại:       - Các con thấy bài hát này thế nào (về nhịp điệu, về nội dung).       - Hạt gạo làm ra cho chúng ta rất khó, các bác nông dân đã dầm mưa giải nắng mới có gạo cho ta do vậy ta phải biết quý.       - Nhịp điệu vui tươi, hơi nhanh.       - Lần 2: Cô mở máy + múa minh họa.       d. TCÂN:       - "Chim gõ kiến".       - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, nhắc các bé chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.       - Cho bé chơi 4 - 5 lần. Sau mỗi lần chơi đều nhận xét, tuyên dương cháu nào đoán đúng.
- Trẻ thích thú khi nghe cô hát. - "Lá xanh" của nhạc sĩ Thái Cơ. - Bài hát này vui nói về lá cây.
 
- Dạ muốn. - Trẻ hát theo yêu cầu của cô (cả lớp,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Sơn
Dung lượng: 40,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)