Giáo án nặn theo ý thích
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Sương |
Ngày 05/10/2018 |
185
Chia sẻ tài liệu: giáo án nặn theo ý thích thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Đề tài: Nặn theo ý thích
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 30 - 35 phút
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Kiến thức:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, hình dáng của: túi sách, củ cà rốt, đôi dép, con gà, quả khế, con thỏ.
Kĩ năng:
Trẻ ôn luyện các kỹ năng lăn hình: lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt, dàn mỏng, ấn lõm.
Biết chia đất nặn hợp lý và biết chọn màu sắc đẹp, phù hợp.
Thái độ:
Trẻ biết yêu lao động và yêu sản phẩm mình làm ra.
Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động.
CHUẨN BỊ
Không gian tổ chức:
- Trong lớp học sạch sẽ, thoáng mát
Chuẩn bị cho cô:
giáo án học thuộc và nắm vững
Cô giáo chuẩn bị 6 mẫu nặn với 6 chủ đề khác nhau: túi xách, đôi dép, củ cà rốt, quả khế, con gà, con thỏ.
Chuẩn bị cho trẻ
Đất nặn, khăn tay ẩm, bảng con, tăm tre, giá để trưng bày sản phẩm, bàn ghế phù hợp với trẻ.
Không gian lớp học có đủ ánh sáng và thoáng mát.
Trẻ ngồi thành hàng ngang đảm bảo trẻ nào cũng nhìn thấy cô và nhìn thấy mẫu.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động mở đầu:
- Xúm xít, xúm xít( quanh cô, quanh cô)
- Bây giờ cô và các con cùng hát và vận động theo bài hát : “Bàn tay xíu xíu” nhé!
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu:
-Con nào cho cô biết bài hát các con vừa hát có tên là gì nào?( bàn tay xíu xíu)
-Trong bài hát nói đến bộ phận nào của cơ thể vậy các con?(bàn tay)
-Vậy con nào giỏi cho cô biết các con dùng bàn tay để làm gì nào? ( trẻ trả lời)
-Nhờ có đôi bàn tay mà các con làm các công việc hằng ngày và tạo ra được những sản phẩm đẹp.
-Hôm nay, cô sẽ cho các con xem những sản phẩm được làm từ đôi bàn tay nhé!
b. Cho trẻ xem mẫu nặn:
Mẫu 1: Nặn túi xách
- “ Gió thổi, gió thổi
Thổi gì, thổi gì?”
- Gió thổi đến cho lớp chúng ta 1 món quà rất xinh.
- Con nào giỏi cho cô biết đây là gì nào? ( túi xách)
- Đúng rồi đấy các con. Vậy con nào cho cô biết túi xách của cô gồm những bộ phận nào? (gồm có thân và quai)
- Vậy để có được túi xách các con phải nặn như thế nào?( nhào đất, chia đất thành nhiều phần, lăn tròn, làm lõm, dàn mỏng)
- À đúng rồi đấy các con, khi nặn túi xách thì trước tiên các con phải nhào đất, chia đất thành nhiều phần, lăn tròn, làm lõm sau đó dàn mỏng tạo thành thân túi. Mà túi xách cần phải có quai nên các con phải dùng một phần đất sét khác lăn tròn rồi lăn dọc tạo thành quai sau đó gắn vào thân túi xách.
-Bây giờ cô sẽ cất mẫu nặn này đi nhé!( cô giáo cất mẫu nặn và cho trẻ xem mẫu nặn tiếp theo )
Mẫu 2: Nặn cái ly
- Và đây là mẫu nặn thứ hai.Con nào giỏi cho cô biết đây là gì nào? (cái ly)
- À, thế cái ly của cô gồm những bộ phận gì?(thân và đế)
- Con nào cho cô biết để nặn ra cái ly con phải nặn như thế nào?( nhào đất, chia đất thành nhiều phần, lăn tròn, lăn dọc, ấn lõm, ấn bẹt, dàn mỏng)
- Con nói đúng rồi đấy , cả lớp tuyên dương bạn nào!
- Bây giờ cô sẽ cất mẫu nặn này đi và cho các con xem mẫu tiếp theo nhé!
Mẫu 3: Nặn củ cà rốt
-Nhìn xem , nhìn xem?( xem gì ,xem gì)
- Các con hãy nhìn xem cô có gì nào? (Củ cà rốt)
- Con nào giỏi cho cô biết củ cà rốt gồm những bộ phận gì nào? (thân và lá)
- Để tạo ra củ cà rốt các con phải nặn như thế nào?(nhào đất, chia đất thành nhiều phần, lăn dọc)
- Các con giỏi lắm, vậy củ cà rốt có màu gì nào?(màu cam)
- Đúng rồi đấy, khi nặn củ cà rốt thì các con phải chọn đất màu cam, và lá màu xanh đấy nhé các con!
- Bây giờ cô sẽ cất mẫu nặn này đi
Mẫu 4: Nặn quả khế:
- Cô đố cô đố.
(đố gì đố gì?)
- Cô:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Sương
Dung lượng: 62,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)