Giáo án mầm non tuần 26

Chia sẻ bởi Lê Thanh Tuyến | Ngày 05/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Giáo án mầm non tuần 26 thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

CA CHIỀU
TUẦN 26: Từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 02 tháng 3 năm 2012
Chủ đề: phương tiện giao thông
Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thủy.

hai ngày 27 tháng 2 năm 2012

Làm quen kiến thức mới: Tìm hiểu về 1 số phương tiện giao thông đường thủy: (Tàu thủy, thuyền, bè)
Ôn kiến thức cũ: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9
Chơi theo ý thích.

I.Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi, những đặc điểm nổi bật, nơi hoạt động, tác dụng của tàu thủy, thuyền, bè đối với đời sống của con người.
Trẻ nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 9, biết tạo nhóm và thêm bớt trong phạm vi 9.
Trẻ biết lựa chon đồ dùng đồ chơi và chơi theo ý thích của mình.
- Rèn kỹ năng quan sát, khả năng ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ.
Rèn kỹ năng đếm, thao tác tạo nhóm. Rèn kỹ năng thêm bớt trong phạm vi 9.
Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi và tính chơi tự do độc lập cho trẻ.
-.Trẻ hứng thú với môn học, biết ngồi ngoan, không nghịch khi ngồi trên các phương tiện giao thông đường thủy.
Trẻ hứng thú với môn toán, biết tham gia đúng luật giao thông đường thủy.
Hứng thú chơi theo ý thích, có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ về “Tàu thủy”, “Thuyền”, “Bè”. Tranh lôtô về các phương tiện giao thông đường thủy, các bài hát, bài thơ trong chủ điểm.
- Các nhóm đồ dùng có số lượng là 9 ( 9 chiếc thuyền, 9 chiếc canô, 9 chiếc tàu thủy…), các thẻ số tương ứng.
- Đồ dùng đồ chơi để trẻ chơi theo ý thích.
III. Tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

Làm quen kiến thức mới: Tìm hiểu về 1 số phương tiện giao thông đường thủy (Tàu thủy, thuyền, bè).
- Cô trò chuyện về chủ điểm tạo hứng thú vào bài cho trẻ.
- Dùng lời dẫn dắt, lần lượt đưa ra các bức tranh về: (Tàu thủy, thuyền, bè) và cho trẻ tìm hiểu về tên gọi, những đặc điểm nổi bật, nơi hoạt động, tác dụng của (Tàu thủy, thuyền, bè) đối với đời sống của con người.
- Sau mỗi phương tiện trẻ nêu ý kiến nhận xét, cô nhấn mạnh lại những đặc điểm nổi bật của từng phương tiện.
- So sánh những đặc điểm giống và khác của “Tàu thủy” - “Thuyền”.
- Mở rộng: Cho trẻ kể tên 1 số phương tiện giao thông đường thủy khác như: Canô, xuồng, thuyền buồm…
- Giáo dục trẻ ngồi ngoan, không được nghịch khi ngồi trên các phương tiện giao thông đường thủy.
- Tổ chức trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”

Ôn kiến thức cũ: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9.
- Trò chuyện chủ điểm.
* Ôn luyện: Yêu cầu trẻ tìm những nhóm đối tượng có số lượng 8, 9 (8 tàu thủy, 9 thuyền buồm, 9 ca nô)
* Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9.
- Cô cho trẻ đưa ra 2 nhóm đối tượng có số lượng không bằng nhau (9 thuyền, 8 ca nô).
- Cô yêu cầu trẻ đếm, so sánh 2 nhóm đối tượng.
- Tạo sự bằng nhau ở 2 nhóm.
Cho trẻ thực hiện thêm bớt ở nhóm ca nô.

* Luyện tập: - Trò chơi “Người thủy thủ giỏi”
Chơi theo ý thích:
- Cô hướng dẫn trẻ lấy đồ chơi và chơi theo ý thích của mình.
- Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý bao quát, nhắc nhở cháu giữ gìn đồ chơi.
- Nhận xét sau khi trẻ chơi.




- Trẻ hứng thú trò chuyện.

- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi của cô.



- Trẻ chú ý lắng nghe.




- 2-3 trẻ kể tên 1 số phương tiện giao thông đường thủy khác.


- Trẻ lắng nghe và vâng lời.

- 3 tổ chơi thi đua.



- Trẻ hứng thú trò chuyện.
- Trẻ quan sát, tìm đếm và gắn số tương ứng theo yêu cầu của cô.


- Trẻ thực hiện tạo nhóm theo yêu cầu.
- Trẻ so sánh: Không bằng nhau.

- Thêm 1 ca nô.
- Trẻ thực hiện thêm bớt trong phạm vi 9.
- 3 tổ chơi thi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Tuyến
Dung lượng: 114,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)