Giáo án mầm non tuần 20

Chia sẻ bởi Lê Thanh Tuyến | Ngày 05/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Giáo án mầm non tuần 20 thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

CA CHIỀU
TUẦN 20: Từ ngày 02 tháng 01 đến ngày 6 tháng 01 năm 2012
Chủ đề: thế giới thực vật
Chủ đề nhánh: Một số loại cây

hai ngày 02 tháng 01 năm 2012

Hoạt động chung 2: HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Tìm hiểu 1 số loại cây: Cây thông, cây hồng, cây bưởi, cây hoa hồng.
Ôn kiến thức cũ: Tung bóng lên cao.
Chơi theo ý thích.

I.Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi, những đặc điểm nổi bật và ích lợi của từng loại cây.
Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay và tung bóng lên cao đúng kỹ thuật.
Trẻ biết lựa chon đồ dùng đồ chơi và chơi theo ý thích của mình.
- Rèn kỹ năng quan sát và khả năng ghi nhớ có chủ định, kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng nạch lạc .
Rèn luyện kỹ năng tung bóng lên cao.
Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi và tính chơi tự do độc lập cho trẻ.
- Trẻ yêu quý các loại cây, biết chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường xạnh đẹp.
Trẻ hứng thú, có nề nếp trong giờ tập luyện “Tung bóng lên cao”.
Hứng thú chơi theo ý thích, có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ “Cây thông”, “Cây hồng”, “Cây bưởi”, “Cây hoa hồng”, Tranh lôtô về các cây trẻ được tìm hiểu.
- Sân tập sạch sẽ bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ, 4-6 quả bóng nhựa.
- Đồ dùng đồ chơi để trẻ chơi theo ý thích.
III Cách tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

Tìm hiểu về 1 số loại cây: Cây thông, cây hồng, cây bưởi, cây hoa hồng.
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”.
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về 1 số loại cây.
a. Đàm thoại trong quan sát:
- Cô lần lượt cho trẻ tìm hiểu về từng loại cây (Cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây làm cảnh).
* Cây thông: Cô dùng thủ thuật sinh động đưa ra cây thông cho trẻ quan sát.
+ Các con thử đoán xem đây là cây gì nhỉ?
+ Các con có nhận xét gì về đặc điểm của cây thông?
(Cô gợi ý từng bộ phận của cây để trẻ trả lời)

+ Các con đã nhìn thấy cây thông chưa? Các con thấy ở đâu?
+ Cây thông để là cây lấy gì?
+ Gỗ cây thông dùng để làm gì?
- Cô tóm tắt những đặc điểm nổi bật của cây thông, nhấn mạnh cây thông là cây lấy gỗ.
- Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây xanh…
* Cây hồng, cây bưởi, cây hoa hồng (Tiến hành cho trẻ tìm hiểu tương tự).
b. Đàm thoại sau quan sát kết hợp mở rộng:
+ Các con vừa được tìm hiểu về những loại cây gì?
+ Cây thông là cây lấy gì?
+ Ngoài cây thông các con còn biết có những loại cây lấy gỗ nào nữa?
- Cô mở 1 số hình ảnh cây lấy gỗ trên máy tính cho trẻ quan sát. Kết hợp giảng giải về lợi ích của các loại cây lấy gỗ.
+ Cây hồng là cây lấy gì?
+ Ngoài cây hồng các con biết cây ăn quả nào nữa?
+ Cây hoa hồng có đặc điểm gì nổi bật?
+ Cây hoa hồng là cây làm gì?
+ Có những lại cây làm cảnh nào nữa?
c. So sánh: Cây hồng và cây bưởi.
- Cô hỏi trẻ về những đặc điểm giống và khác nhau của cây hồng và cây bưởi.
d. Giáo dục: Dạy trẻ biết yêu quý các loài cây, chăm sóc cho cây mau lớn nhằm giúp cho môi trường luôn sạch đẹp và để cây phục vụ đời sống con người.
e. Trò chơi củng cố:
* Trò chơi 1: “Thi xem ai nhanh”
- Cô nói đặc điểm trẻ nói tên của cây và ngược lại.
* Trò chơi 2: “Trồng cây theo yêu cầu”
3. Hoạt động 3: Hát múa “Em yêu cây xanh”

Ôn kiến thức cũ: “Tung bóng lên cao”.
- Cô thực hiện mẫu cho trẻ 1-2 lần kết hợp phân tích động tác tung bóng rõ ràng để trẻ hiểu.
- Mời 2 trẻ khá lên thực hiện.
- Trẻ thực hiện: Cô chia trẻ làm 2 tổ, lần lượt trẻ ở hai tổ lên tập luyện thi đua.( Cô chú ý theo dõi, sửa sai cho trẻ )
- Nhận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Tuyến
Dung lượng: 141,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)