Giáo án mầm non tuần 14

Chia sẻ bởi Lê Thanh Tuyến | Ngày 05/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Giáo án mầm non tuần 14 thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

CA CHIỀU
TUẦN 14: Từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 30 tháng 11 năm 2011
Chủ đề: nghề nghiệp.
Chủ đề nhánh: Một số nghề phổ biến và quen thuộc.

hai ngày 28 tháng 11 năm 2011

Hoạt động chung 2: HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ.
Đề tài: Vẽ dụng cụ lao động của nghề nông.
Đọc đồng dao, ca dao về 1 số nghề.
Chơi theo ý thích.

I.Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật và công dụng của 1 số đồ dùng lao động của nghề nông như: Cái cuốc, cái cày, cái bừa, cái liềm. Trẻ biết dùng bút sáp màu và vẽ được dụng cụ lao động của nghề nông lên giấy A4 theo ý thích của mình.
Trẻ biết đọc đồng dao, ca dao về nghề nông theo sự hướng dẫn của cô.
Trẻ biết lựa chọn đồ dùng đồ chơi và biết chơi theo ý thích của mình.
- Rèn cho trẻ khả năng tư duy và vẽ bố cục tranh cân xứng, tô màu mịn cho tranh.
Rèn kỹ năng đọc đồng dao, ca dao to, rõ ràng.
Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ yêu quý nghề nông, biết giữ gìn dụng cụ lao động và trân trọng sản phẩm mà bố mẹ và cô bác nông dân làm ra. Yêu thích sản phẩm của mình và cuả bạn.
Trẻ hào hứng chơi theo ý thích của mình.
II. Chuẩn bị:
- Bàn ghế đúng quy cách, Bút màu đủ cho trẻ, 1 số mẫu vẽ dụng cụ lao động của nghề nông của cô, giá treo tranh.
- 1 số bài đồng dao, ca dao để dạy trẻ đọc.
- Đồ dùng đồ chơi đầy đủ để trẻ chơi theo ý thích.
III Cách tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

Vẽ dụng cụ lao động của nghề nông.
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Trò chuyện kể tên 1 số ngành nghề phổ biến có trong xã hội.
- Giáo dục trẻ yêu quý các ngành nghề.
2. Hoạt động 2: Vẽ dụng cụ lao động của nghề nông:
Quan sát, đàm thoại mẫu.
- Cô dùng thủ thuật lần lượt đưa ra từng bức tranh vẽ mẫu của cô “Tranh vẽ cái cuốc, cái cày, cái bừa, cái liềm” cho trẻ quan sát và đàm thoại về nội dung tranh:
+ Cô có bức tranh vẽ gì?
+ Cái cuốc là dụng cụ của nghề gì?
+ Các con có nhận xét gì về đặc điểm của cái cuốc?(Cô gợi ý để trẻ đưa ra nhận xét)

+ Con thấy cái cuốc cô vẽ bằng màu gì?
+ Cô tô màu cho tranh như thế nào?


- Cô hỏi ý định vẽ của trẻ .
Trẻ thực hiện:
- Cô theo dõi, trò chuyện và hướng dẫn trẻ vẽ dụng cụ lao động của nghề nông theo ý trẻ.
- Động viên, khuyến khích để trẻ hoàn thiện sản phẩm của mình.
Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ treo tranh lên giá và mời trẻ lên nhận xét.
- Cô nhận xét chung: Tuyên dương - động viên.
3. Hoạt động 3: Đọc thơ “Bác nông dân”

Đọc đồng dao, ca dao về 1 số nghề.
- Cô cho trẻ hát bài “Lớn lên cháu lái máy cày”
- Cô cho trẻ kể tên và trò chuyện về một số nghề phổ biến.
- Cô dẫn dắt cho trẻ đọc 1 số bài đồng dao, ca dao về 1 số nghề như bài đồng dao “ Rềnh rềnh ràng ràng”, “Gánh gánh gồng gồng” hoặc các bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa”, “Người ta đi cấy lấy công”...Qua mỗi bài đồng dao, ca dao cô kết hợp giáo dục trẻ yêu quý các ngành nghề.
- Kết thúc: cô cho trẻ hát “Cháu thương chú bộ đội”
Chơi theo ý thích.
- Cô cho trẻ lựa chọn đồ chơi và cho trẻ chơi theo ý thích trẻ.
- Quá trình trẻ chơi cô chú ý theo dõi, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết và giữ gìn đồ dùng đồ chơi.



- Cả lớp hát 2 lần.

- 1-2 trẻ kể (Nghề xây dựng, nghề bác sĩ, nghề công an ...)
- Cháu vâng lời.




- Trẻ quan sát tranh mẫu của cô.


2-3 trẻ (Cái cuốc ạ)
- 1-2 trẻ (Dụng cụ nghề nông)
2-3 trẻ (Cái cuốc có cán cầm dài, cán cầm làm bằng gỗ, có lưỡi cuốc làm bằng thép...)
- Trẻ quan sát tranh và trả lời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Tuyến
Dung lượng: 105,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)