Giáo án mầm non
Chia sẻ bởi Trương Tố Liên |
Ngày 05/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: giáo án mầm non thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Từ ngày (29/8 – 23/9/2011)
A. MỤC TIÊU:
I. Phát triển thể chất:
* Sức khỏe:
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, sdd, béo phì…)
- Rèn luyện một số thao tác rửa tay bằng xà phòng, tập đánh răng, lau mặt, đi tiêu tiểu đúng quy định.
- Tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe.
- Lựa chọn trang phục theo đúng thời tiết, ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản.
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận biết một số trường họp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
* Vận động cơ bản:
+ Thể dục sáng:
Hít thở sâu.
Tay - vai (động tác 2): Đưa tay ra phía trước - sau vỗ vào nhau.
Bụng - lườn (động tác 1): Nghiêng người sang hai bên.
Chân( động tác 1): Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối.
Bật( động tác 1): Bật tại chỗ.
+ Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi.
+ Bò bằng bàn tay, bàn chân 3-4m.
+ Bật liên tục về phía trước qua 3 vòng.
+ Nhảy lò cò 3m.
* Vận động tinh:
- Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê ,véo…
II. Phát triễn nhận thức:
* LQVT:
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
- Dạy trẻ so sánh, nhận biết sự bằng nhau về số lượng hai nhóm đồ vật.
- Xác định tay phải, tay trái của bản thân trẻ.
- Dạy trẻ so sánh, nhận biết sự khác nhau về số lượng hai nhóm đồ vật.
* Khám phá khoa học và khám phá xã hội:
- Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.
- Có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, khả năng sở thích riêng , giới tính và hình dáng bên ngoài của cơ thể (kiểu tóc, màu da, cao, thấp, gầy, béo…).
- Trò chuyện về mùa thu, ngày hội trẻ đến trường và ngày tết của thiếu nhi “ Tết trung thu”.
- Họ, tên, tuổi, giới tính, sở thích của bản thân.
III. Phát triển ngôn ngữ:
- Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.
- Nghe hiểu truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Đọc ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè…
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn.
- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
- Trả lời và đặt câu hỏi: Ai? , cái gì?, Ở đâu?, …
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
IV. Phát triễn thẫm mĩ:
* Tạo hình:
- Ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng.
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
* Âm nhạc:
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Nghe hát các loại nhạc khác nhau (dân ca, nhạc thiếu nhi).
V. Phát triễn tình cảm – xã hội
- Tên, tuổi, giới tính.
- Sở thích, khả năng của bản thân.
- Nhận biết cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, cử chỉ, qua giọng nói, tranh ảnh.
- Quan tâm giúp đỡ bạn bè.
- Biểu lộ trạng thái, cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi, hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình.
- Một số quy định ở gia đình, nơi công cộng.
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép.
- Chờ đến lượt, hợp tác.
- Phân biệt hành vi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Tố Liên
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)