Giao an lQVH

Chia sẻ bởi Âu Dương Thúy Phượng | Ngày 05/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: giao an lQVH thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:




Từ ngày 31/ 08 đến 4/ 9/2009

CHỦ ĐIỂM : TRƯỜNG LỚP MẦM NON CỦA BÉ (4Tuần)





























1/ Phát triển nhận thức :
Cho trẻ biết tên lớp, vị trí lớp học của mình.
Trẻ biết các hoạt động trong một ngày ở trường.
Trẻ biết được ý nghĩa khi đến trường, được cô giáo dạy học, có nhiều bạn, có nhiều đồ chơi.
Trẻ biết giới thiệu về bản thân : tên, sở thích …
Biết tên của cô giáo, cô cấp dưỡng, chú bảo vệ, cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Nơi làm việc và công việc của những người lớn trong trường thông qua môn tìm hiểu môi trường xung quanh.
Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau của 2 đối tượng thông qua môn LQVT.
* LQVT : + Dạy trẻ nhận biết sự giống và khác nhau của 2 đối tượng.
+ Ôân phân biệt sự giống nhau của 2 đối tượng.
* THMTXQ : + Lớp học của bé ( tên lớp, một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp..)
+ Các bạn trong lớp của bé ( tên giới tính , hình dáng, tính tình, sở thích..)
+ Tìm hiểu công việc của cô giáo, cô hiệu trưởng, cô cấp dưỡng..)
2/ Phát triển ngôn ngữ :
Trẻ biết chào hỏi người lớn to rõ, mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè.
Mạnh dạn trò chuyện với cô và các bạn về cảm nghĩ của mìanh khi được đến lớp.
Dạy trẻ phát âm đúng, chú ý sữa sai cho trẻ khi trẻ nói ngọng thông qua các bài thơ, câu chuyện..
Đàm thoại về trường lớp của bé.
3/ Phát triển thẩm mĩ :
Trẻ cảm nhận được cái đẹp về cô giáo của mình thông qua các sản phẩm tạo hình của trẻ : tô màu, vẽ, nặn…
Trẻ cảm nhận được niềm vui khi đến trường thông qua các bài hát : Vui đến trường, Cháu đi mẫu giáo…
Trò chơi âm nhạc.
4/ Phát triển thể chất :
Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận của cơ thể, vận động nhịp nhàng với bạn. Thông qua các bài tập TDS.
Phát triển sự linh hoạt giữa đôi tay, bàn chân và sự nhanh nhẹn của đôi mắt.
+ Bật tại chỗ ( tập nhún chân).
+ Bật tiến về phía trước.
+ Trò chơi vận động.
5/ Phát triển tình cảm xã hội :
Trẻ có thái độ kính trọng, lễ phép với cô giáo và các cô, các bác trong trường mầm non.
Biết yêu thương và giúp đỡ cô giáo.
Chăm sóc và bảo vệ giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Thông qua các trò chơi : xây dựng, học tập, phân vai, thiên nhiên, nghệ thuật.
+ Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng…
+ Xây dựng trường, lớp mầm non, vườn trường…
+ Vẽ, nặn, tô màu, xé dán, các đồ dùng đồ chơi, đồ chơi trong trường…
+ Xem tranh ảnh về trường lớp mầm non, so sánh chất liệu đồ dùng đồ chơi trong lớp…
* GDBVMT – VSLĐ
- Tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, không vứt rác bừa bãi.
- Tập cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, sống có kỷ luật.
- Tập cho trẻ kỹ năng lao động trong lớp, trường.
- Dạy cho trẻ thói quen giữ vệ sinh môi trường : cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, không vứt rác bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường trong lớp, trường.
- Tập luyện thói quen vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi quy định, sống có kỷ luật.
- Tập cho trẻ một số thói quen vệ sinh, kỹ năng lao động trong lớp, trường.
- Tập tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường.
- Dạy các thao tác : rửa tay, rưả mặt, đánh răng…
* GDBVSK – GDDD
- Tập cho các cháu ăn các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống.
+ Aên không nói chuyện, biết mời cô và các bạn trước khi ăn.
- Rèn nề nếp ăn, ngủ theo giờ giấc sinh hoạt của lớp.
- Tập cho trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với cô và các bạn trong lớp.
- Nhận biết những vật dụng, nơi an toàn và không an toàn tại trường. Mối nguy hiểm khi theo người lạ, ra khỏi khu vực lớp,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Âu Dương Thúy Phượng
Dung lượng: 144,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)