Giáo Án kpkh đồ dùng để ăn, để uống

Chia sẻ bởi Nông Thị Thùy Mai | Ngày 05/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Giáo Án kpkh đồ dùng để ăn, để uống thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:



Tìm hiểu đồ dùng để ăn, để uống

I.Mục đích- yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết, gọi tên,phân loại một số đồ dùng để ăn, để uống trong gia đình.
- Trẻ biết đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng đó.
2. Kỹ năng
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú và tham gia tích cực hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, cẩn thận khi sử dụng.
II. Chuẩn bị
Máy tính, silde các đồ dùng gia đình cho trẻ xem mở rộng.
Đồ dùng để ăn, để uống : Bát, thìa, bộ ấm chén
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ


*Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Trò chơi : Đi siêu thị
- Cách chơi: Cho cả lớp đi tới siêu thị và mua một đồ dùng mà mình thích.
- Cho trẻ đi mua
*Hoạt động 2: Bé tìm hiểu
- Chia nhóm cho trẻ quan sát.
+ Nhóm 1: Quan sát ấm, chén
+ Nhóm 2: Quan sát bát, thìa.
- Đại diện các nhóm lên nói những gì mà nhóm mình quan sát được.
* Đồ dùng để uống
+ Đây là cái gì? – Bộ ấm chén
- Cô đbộ ấm chén ra để trước mặt
+ Chúng mình thấy bộ ấm chén này như thế nào ?
+ Chúng mình có nhận xét gì cái ấm?
+ Cái ấm được dùng để làm gì? Làm bằng chất liệu gì?
+ Ngoài chất liệu bằng sứ ấm còn được làm bằng chất liệu nào nữa?
- Cô và trẻ tạo dáng: Cái ấm.
- Con có nhận xét gì về cái chén?
+ Cái chén này dùng để làm gì?
+ Được làm từ chất liệu nào?
+ Bộ ấm chén đđặt ở phòng nào trong nhà?
+ Ngoài ấm chén ra còn đồ dùng nào dùng để uống nữa?
-Mở rộng một số đồ dùng để uống : Ấm trà, chén, phích nước, bình nước.
* Đồ dùng để ăn
- Cô đọc câu đố trẻ đoán xem đó là cái gì ?
‘‘ Miệng tròn lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày’’
( Cái bát, cái đĩa)
- Cô đưa vật thật : Cái bát
- Ai có nhận xét gì về cái bát ?
- Cái bát này có đặc điểm gì?
+ Miệng bát như thế nào 
+ Bát được trang trí như thế nào ?
+ Bát dùng để làm gì ?
+ Tại sao bát lại đứng được ?
+ Chiếc bát này được làm từ chất liệu gì ?
- Ngoài bát làm bằng sứ con biết bát làm bằng gì ?
+ Hàng ngày ăm cơm con cầm bát tay nào ?
+ Con cầm thìa tay nào ?
+ Cái thìa có đặc điểm gì ?
+ Thìa được làm bằng chất liệu gì ?
- Đoán xem đây là cái gì ?
+ Đĩa cáo đặc điểm gì ?
+ Nó được làm bằng chất liệu nào ?
+ Đĩa dùng để làm gì ?
+ Chúng mình phải làm gì để giữ đồ dùng luôn sạch sẽ ?
- Cô khẳng định lại và giáo dục trẻ.
- Cho trẻ kể một số đồ dùng để ăn mà trẻ biết.
- Cô mở rộng một số đồ dùng để ăn trên máy chiếu.
* So sánh : Đĩa và chén có đặc điểm gì giống và khác nhau
- Cô khái quát lại.
* Mở rộng :
-Ngoài đồ dùng để ăn, để uống, còn một số đồ dùng gì trong gia đình mà các con biết nữa ?
- Cô khẳng định lại
- Cô cho trẻ xem một số đồ dùng trong gia đình :Đài, tủ lạnh, giường, quạt, tivi.
* GD: Trẻ yêu quý và bảo vệ đồ dùng
* Hoạt động 3 : Trò chơi củng cố
* Trò chơi : Ai nhanh hơn
- Cách chơi : Chia trẻ thành 2 đội. Bật qua các vòng thể dục lên chọn đồ dùng. Đội 1 chọn đồ dùng để ăn. Đội 2 chọn đồ dùng để uống
- Luật chơi : Bật không chạm vào vòng.Đội nào lấy được nhiều đồ dùng hơn sẽ dành chiến thắng.
- Cho trẻ chơi.



- Trẻ đi mua







- Trẻ thảo luận theo nhóm


-Trẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nông Thị Thùy Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)