Giáo án kpkh

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thiệu | Ngày 05/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: giáo án kpkh thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN KPKH ĐỐI TƯỢNG 4-5 TUỔI
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể
(Đầu – tay – chân)
Chủ đề: Cơ thể bé
Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi

I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cơ thể gồm các bộ phận: Đầu – mình – tay – chân
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể - vệ sinh cá nhân
- Trẻ biết lựa chọn đúng đồ dùng để giữ vệ sinh và bảo vệ các bộ phận của cơ thể
2. Kỹ năng:
- Trẻ nêu được tên gọi của các bộ phận: Đầu – tay – chân
- Trẻ nói được chức năng của các bộ phận trên
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô to – rõ ràng.
4. Thái độ:
- Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động học.
- Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
II. Chuẩn bị:
- Hình ảnh em bé trên ti vi, ti vi đầu đĩa, nhạc bài hát năm ngón tay ngoan, cùng vỗ tay cho đều.
- Các đồ dùng cá nhân của trẻ: Khăn tất, mũ, giày, dép bằng xốp.
- Bút sáp, giấy vẽ cho trẻ
III. Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

 1. Ổn định – gây hứng thú:
- Cho trẻ ngồi xúm xít quanh cô chơi: Ai nhanh nhất
Cách chơi: Cô cho trẻ xem hình ảnh em bé trên ti vi
Cô chỉ vào bộ phận nào trẻ nói nhanh tên bộ phận đó
- Giới thiệu bài học: Khám phá các bộ phận trên cơ thể
2. Nội dung:
* HĐ1:Tìm hiểu về cái đầu thông minh:
- Cô cho trẻ nghiêng đầu sang phải – sang trái
- Hỏi trẻ nhờ đâu ta có thể nghiêng đầu sang trái, sang phải được?
-> Cô chốt lại: Muốn quay đầu được dễ dàng là nhờ có cái cổ
- Muốn bảo vệ đầu cần phải làm gì?
-> Đầu là bộ phận quan trọng nhất Để bảo vệ cho cái đầu khỏi đau:
+ Khi đi nắng phải làm gì?
+ Khi ngồi trên xe máy phải làm gì?
+ Trời rét để giữ ấm đầu phải làm gì?
+ Làm thế nào để đầu luôn được sạch sẽ
-> Cô nhấn mạnh: Muốn bảo vệ được đầu không bị đau thì khi đi nắng phải có mũ nón đội khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, trời rét phải đội mũ len
Và thường xuyên gội đầu để đầu luôn sạch sẽ.
* HĐ2:Tìm hiểu về đôi tay:
- Cho trẻ chơi trò chơi 5 ngón tay
- Cho trẻ chơi giấu tay
- Hỏi trẻ mỗi bạn có mấy cái tay
- Tay để làm những việc gì? (Gợi ý để trẻ trả lời: xúc cơm bằng gì?...)
- Đâu là tay trái, đâu là tay phải
- Một bàn tay có mấy ngón?
- Các ngón tay có ích lợi gì?
-> Cô chốt lại: Bàn tay có 5 ngón, các ngón tay là những công cụ quan trọng để cho các con thực hiện các hoạt động được dễ dàng.
- Muốn giữ cho đôi tay luôn sạch sẽ phải làm gì? Trời rét phải làm gì để giữ ấm cho đôi tay
* HĐ3:Tìm hiểu về đôi chân:
- Cho trẻ hát và vận động cùng vỗ tay cho đều
- Cho trẻ làm lại ĐT cùng giẫm chân cho đều
- Hỏi trẻ mỗi người có mấy chân?
- Chân để làm gì?
- Một bàn chân có mấy ngón
- Để bảo vệ chân phải làm gì
- > Cô chốt lại: Giống như đôi tay mỗi người có 2 chân, 1 bàn chân có 5 ngón, nhờ có đôi chân giúp chúng ta đi lại dễ dàng, vì vậy để đôi chân luôn sạch sẽ thì phải rửa chân và đi dép để khỏi các vật sắc nhọn đâm vào chân
Mở rộng: Có những người không may bị liệt đôi tay thì đôi chân còn làm được rất nhiều việc thay đôi tay: viết chữ, cầm vật….
* HĐ4: Trò chơi:
TC1: Chọ đúng đồ dùng để bảo vệ cơ thể
- Chia trẻ làm 2 đội và cho trẻ đi siệu thị mua đồ.
- Trẻ phải mua những đồ để bảo vệ cho đầu, tay, chân và về gắn vào bảng
- Khi trẻ chơi cô bật nhạc nền nhẹ bài 5 ngón tay ngoan.
- Cô kiểm tra kết quả của trẻ
TC1:Cho trẻ vẽ các bộ phận cho cơ thể
- Cho trẻ về nhóm vẽ thêm tay chân vào để được một bạn nhỏ hoàn chỉnh
3. Kết thúc:
- Hỏi lại trẻ tên bài học
- Động viên khen trẻ, cho trẻ hát 5 ngón tay ngoan ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thiệu
Dung lượng: 58,17KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)