Giáo án khám phá vật nổi, vật chìm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Phú | Ngày 05/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Giáo án khám phá vật nổi, vật chìm thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐT THÀNH PHỐ VINH
TRƯỜNG MẦM NON LÂM BÍCH

Giáo án: Thao giảng
Ngày soạn: 10/11/2015
Ngày dạy: 25/11/2015
Người soạn: Nguyễn Thị Phú
Người dạy: Nguyễn Thị phú
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức: MTXQ
Độ tuổi: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 30-35 phút
Đề tài: Cùng bé thử nghiệm khám phá về Vật chìm- vật nổi
I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức :
- Trẻ biết được công dụng và chất liệu của các đồ vật xung quanh, từ đó qua hoạt động trải nghiệm trẻ khám phá ra thế nào là vật nổi, vật chìm.
- Trẻ biết sử dụng đúng tính chất của vật Nổi - vật Chìm.
- Hình thành cho trẻ về khái niệm vật nổi và vật chìm, trẻ biết phân biệt vật có trọng lượng nặng là vật chìm, vật có trọng lượng nhẹ là vật nổi.
2. Kỹ năng : - Phát triển khả năng quan sát, tư duy và so sánh cho trẻ qua việc thực hành trải nghiệm các vật nổi - vật chìm. 3. Thái độ : - Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ vật khi được chơi trải nghiệm.
II. Chuẩn bị :
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ

- 1 ngôi nhà 2 tầng đựng đồ vật nổi, vật chìm.
- Một số đồ vật có tính chất nổi và chìm.
- Cho trẻ quan sát về một số về PTGT đường thuỷ qua hình ảnh thuyền, đua thuyền.
- Hầm chui, suối nhỏ qua vạch.
- Nhạc không lời phục vụ trò chơi
- 1 rổ, - 2 bể thủy tinh phục vụ trò chơi
- 2 trẻ 1 dụng củ đựng nước.
- Một số đồ vật mang tính chất nổi như: bóng bàn, xốp, lắp ghép…
- Một số đồ vật mang tính chất chìm như : bi, sắt , nam châm, sỏi đá…
- Bài hát: chiếc thuyền nan


III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: ( 4- 5 phút) Ổn định: Cả lớp vừa quan sát hình ảnh vừa hát bài: “ Chiếc thuyền nan”
- Trò chuyện về bài hát: Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói với chúng ta điều gì?

- Chiếc thuyền nan thường dùng ở đâu? Nó là vật nổi hay vật chìm trong nước?
- Đúng rồi bài hát ví cuộc đời chúng ta như những chiếc thuyền nan trôi trên biển cả. Và chiếc thuyền nan là một vật nổi trong nước đó các con à.
Hoạt động 2: ( 17- 18 phút) Hoạt động trải nghiệm khám phá về vật nổi và vật chìm.
Hôm nay có một điều thú vị cô muốn gửi tới các đó là “Cùng bé thử nghiệm khám phá về Vật chìm- vật nổi” các con có muốn không? a. Quan sát đàm thoại:
- (Trời tối)2 Cô đưa các vật ra.
- (Trời sáng rồi)
Các con có thấy cô có gì không nào?
Bây giờ các con hãy quan sát xem cô có những đồ vật gì đây?
Cô có rất nhiều đồ vật khác nhau. Bây giờ cô mời các con hay quan sát và lắng nghe xem những vật đó là vật gì.
* Cô đưa ra quả bóng và đàm thoại : • " Đây là vật gì ?
Theo các con quả bóng này được làm bằng chất liệu gì ?" - Nó được làm bằng nhựa thì nó là vật nổi hay vật chìm?
- Vậy muốn biết được vật nổi hay chìm thì chúng ta phải làm gì?
- Đúng rồi chúng ta phải cho vào trong nước thì sẽ biết được vật đó nổi hay chìm.
- Bây giờ các con hãy quan sát xem cô bỏ quả bóng vào trong bể nước nó chìm hay nổi nha.
- Quả bóng vật chìm hay là nổi.
- Tương tự cô có hòn đá theo các con hòn đá này sẽ là vật chìm hay vật nổi? Vì sao?
- Và để biết được vật chìm hay vật nổi ta phải làm gì?
- Vì sao hòn đá lại là vật chìm?
- Vì sao quả bóng lại là vật nổi?
- Vậy tại sao quả bóng to mà lại nổi?

- Cũng vậy tại sao hòn đá nhỏ mà lại chìm?

- Quả bóng người ta thường dùng để làm gì?
- Đá dùng để làm gì? Có quan trọng không?

- Khi nào thì ta nhận biết được đó là vật chìm? Và khi nào thì ta nhận biết được đó là vật nổi?
- Theo các con vật nổi được ví như cái gì trên sông?

- Và vật chìm được ví như gì dưới biển?

- Các con hãy lắng nghe xem hai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Phú
Dung lượng: 15,17KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)