Giao an hoạt dong ngoai troi nhanh phuong tien giao thong duong bo

Chia sẻ bởi Lê Thị Phương Thảo | Ngày 05/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: giao an hoạt dong ngoai troi nhanh phuong tien giao thong duong bo thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề: Giao thông
Đề tài: Quan sát xe đạp
Giáo viên: Lê Thị Phương Thảo
Lớp: Nhỡ 1

HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH

Quan sát có chủ đích
“ Quan sát xe đạp ”
- Trẻ nhận biết và gọi tên đúng, nhận biết được một số đặc điểm của xe đạp
- Luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ và tư duy cho trẻ
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng của gia đình.Trẻ biết thực hiện tốt luật an toàn giao thông

-Xe đạp cho trẻ quan sát, hình ảnh một số phương tiện giao thông trên máy, giấy a4, màu, đồ chơi thông tư, đồ chơi ngoài trời
Quan sát xe đạp:
- Hát + vận động: Bác đưa thư vui tính
- Hỏi trẻ trong bài hát nhắc đến phương tiện giao thông gì?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh xe đạp trên máy? Cô hỏi trẻ vừa xem hình ảnh gì?
- Vậy các con có thấy xe đạp bao giờ chưa?
- Hôm nay cô và các con cùng quan sát xe đạp nha!
- Cô cho trẻ xem xe đạp thật và cùng trò chuyện về các bộ phận của xe đạp
- Xe đạp gồm những bộ phận nào? (Cô chỉ từng bộ phận và cho trẻ gọi tên từng bộ phận của xe )
- Sườn xe (khung xe) làm bằng nhôm hoặc inox có tác dụng giúp cho chiếc xe đạp chắc chắn hơn khi chạy
- Cổ xe ( tay láy) giúp cho người chạy bẻ láy qua trái hay qua phải hoặc chạy thẳng để đến nơi mà mình cần đến
- Yên trước dùng để ngồi khi chạy xe
- Yên sau: Muốn chở thêm một người thì xe đạp cần phải có yên sau
- Tay thắng: Giúp người chạy có thể ngừng lại khi đã chạy đến nơi mà mình muốn đến
- Bánh xe: giúp cho xe đạp có thể di chuyển trên đường
+ Xe đạp có mấy bánh? (2 bánh) Bánh xe hình gì? (Hình tròn)
- Bàn đạp: Người chạy xe sẽ để hai chân của mình lên bàn đạp và dùng lực của hai chân phối hợp đạp nhịp nhàng để xe có thể duy chuyển.
- Chống: giúp xe không bị ngã +Nhà các con có xe đạp không?
+Xe đạp chạy ở đâu? ( trên đường bộ)
+ Xe đạp dùng để làm gì? ( chở người, chở hàng...)
+ Ngoài xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ ra thì còn có những loại xe nào chạy trên đường bộ nữa ?( ô tô, xe máy, ..)
Giáo dục: Các con ạ ! Xe đạp là phương tiện giao thông đi lại rất quan trọng trong mỗi gia đình chúng ta đấy, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản xe cận thận nhé. Khi tham gia giao thông mọi người phải đi bên phải, lúc ngồi xe các con nhớ phải ngồi cẩn thận,chân phải bỏ vào chỗ gác chân nếu không sẽ dễ bị kẹt chân đấy!

Trò chơi vận động:
“ Đôi chân khéo léo”

- Trẻ biết phối hợp với bạn đi thật nhanh để lấy thật nhiều phương tiện giao thông
- Cổng chui, xe giao thông
- Luật chơi: trong thời gian quy định là một bài hát đội nào lấy được nhiều phương tiện giao thông sẽ là đội chiến thắng
- Cách chơi: Trẻ mang dép gỗ đi trên đường sau dó lấy phương tiện giao thông mang dép về chạm vai bạn kế tiếp sẽ thực hiện.


* Trò chơi dân gian:
“ Kéo co,nhảy lò cò,kéo cưa lừa xẻ ”, chơi đánh cầu, nhảy dây
- Trẻ thuộc lời đồng giao, vui chơi đoàn kết với bạn
- Vẽ vòng tròn trên sân, dây để kéo co, dây thun, bảng cầu
- Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc - Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Trẻ thay phiên nhau nhảy lò cò qua các ô vẽ dưới sân
- Cách chơi: Từng cặp trẻ (trẻ A và trẻ B) ngồi đối diện nhau hai bàn chân chạm vào nhau, nắm tay nhau, vừa đi vừa đọc làm động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao

-Chơi với vật liệu thiên nhiên
+ Cắt dán lá cây hình xe đạp
+ Vẽ tranh xe đạp, vẽ tranh bằng màu nước
+ Vẽ tự do

- Biết sử dụng nguyên liệu, màu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Phương Thảo
Dung lượng: 44,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)