Giáo án hình 9
Chia sẻ bởi Kiều Thị Ngà |
Ngày 13/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: giáo án hình 9 thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
15-Tiết 28 : Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp)
Ngày dạy:
Mục đích yêu cầu:
-Kiến thức: Học sinh nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
-Kỹ năng: Học sinh biết xác định từng vị trí tương đối của hai đường tròn thông qua hệ thức. Rèn luyện kỹ năng vẽ hình trong từng vị trí tương đối và được tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Nêu được một số tình huống thực tế về hình ảnh của tiếp tuyến chung.
-Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, cẩn thận chính xác khi vẽ hình và trình bày chứng minh.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, thước thẳng, compa, bảng
Học sinh: Làm bài tập ở nhà, đọc trước bài mới, thước thẳng, compa, bản trong
Tiến trình lên lớp:
1, ổn định tổ chuc(2ph):
9a
9b
2, Kiểm tra bài cũ(5ph):
Hs1: Phát biểu các định lý về mối liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây?
3, Dạy học bài mới(28ph):
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính (18 phút)
GV: Đưa hình 90 (Sgk) lên bảng phụ và yêu cầu học sinh quan sát.
+) Em hãy so sánh giữa độ dài đoạn nối tâm OO’ với tổng (hiệu) các bán kính R + r và R - r
- Học sinh quan sát hình vẽ và thảo luận trả lời.
+) GV: Nhận xét, ghi tóm tắt trên bảng.
- Giải thích tại sao
R - r < OO’ < R + r ?
GV hướng dẫn cho học sinh làm ?1 và trả lời miệng, GV ghi bảng
+) GV: Gọi đại diện Hs trả lời và giải thích cho học sinh hiểu rõ (dựa vào bất đẳng thức về ba cạnh của tam giác)
+) Khi nào 2 đường tròn tiếp xúc nhau ?
- GV: Vẽ hình 91, 92 (Sgk) lên bảng
+) Trong các trường hợp, em có nhận xét gì về độ dài giữa đoạn nối tâm OO’ và tổng, hiệu các bán kính R + r, R – r ?
HS : Trả lời và thảo luận làm ?2
Gv ghi bảng
- GV: Gọi H/s các nhóm trả lời
- HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+) Hãy chứng minh các khẳng định trên.
- Học sinh trình bày lời giải dưới sự gợi ý của giáo viên.
+) Khi nào 2 đường tròn không giao nhau ?
- GV: Vẽ hình 93, 94 (Sgk) lên bảng và yêu cầu học sinh tìm hệ thức giữa OO’ và R + r ; R - r.
+) GV: Gọi Hs nhận xét sau đó ghi bảng
? Qua việc xét các trường hợp ở trên, em có kết luận gì về hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính Bảng tóm tắt
a) Hai đường tròn cắt nhau:
+) Nếu (O) và (O’) cắt nhau:
Hệ thức:
C/M: Trong (AOO’ ta có
Tức là
b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau:
+) Nếu (O) và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Kiều Thị Ngà
Dung lượng: 914,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)