Giao an động vật
Chia sẻ bởi Dũ Thị Kim Hòa |
Ngày 05/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: giao an động vật thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI CÔN TRÙNG
Thứ hai, ngày 19 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, trò chuyện về sức khỏe đầu tuần của trẻ.
- Trẻ ăn buổi sáng.
- Nhắc trẻ mặc áo ấm, đi dép trong lớp.
- Quan tâm đến trẻ, kịp thời giúp đỡ trẻ mọi hoạt động khi cần thiết.
II. THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
- Bài tập tháng 01 Tập theo nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi!”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Khám phá khoa học
ĐỀ TÀI: Vòng đời của bướm.
1. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu biết được vòng đời phát triển của con bướm: bướm đẻ ra trứng, từ trứng nở thành sâu, sâu lớn thành kén nhộng, nhộng thành bướm.
- Mở rộng hiểu biết của trẻ về một số côn trùng khác có vòng đời gần giống bướm như: muỗi, chuồn chuồn.
- Những điều lợi và điều hại mà côn trùng mang lại.
- Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, suy luận.
- Sử dụng các từ sâu, bướm, kén, nhộng.
- Trẻ có thái độ đúng đối với côn trùng và cảnh vật xung quanh
2. Chuẩn bị:
- Giáo án powerpoint.
- Trống lắc, rổ.
- Tranh ảnh về vòng đời của bướm
3.Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động 1:
- Trẻ đi vòng tròn hát múa theo nhạc bài “Kìa con bướm vàng”.
+Trò chuyện về nội dung bài hát
+ Bài hát nói về con vật gì?
+ Các con đã được nhìn thấy những con bướm bao giờ chưa?
- Bài học hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau tìm hiểu quá trình phát triển của những chú bươm bướm xinh đẹp nhé!
b) Hoạt động 2:
Cô mời trẻ cùng đến xem với cô các slide về vòng đời của bướm trên máy tính.
- Trao đổi với trẻ về nội dung các slide mà trẻ vừa quan sát.
+ Đàm thoại về vòng đời của bướm:
+ Bướm đẻ ra gì?
+ Trứng nở ra con gì?
+ Sâu non có giống bướm không? Chúng khác nhau ở điểm nào?
+ Con sâu nở từ trứng bướm ăn gì để lớn lên? (Con sâu ăn lá) + Khi thành kén nhộng thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đó? - Cô cho trẻ xem tranh vòng đời phát triển của bướm và giải thích ngắn gọn hình ảnh trong tranh.
+ Cô khái quát: Bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây, trứng sẽ lớn lên và nở thành sâu con; khi sâu già sẽ nằm trong tổ kén nhộng; khi tổ kén khô và nứt vỏ thì một chú bướm con chui ra và hóa thành con bướm với đầy đủ chân và cánh.
+ Để có một chú bướm xinh đẹp ra đời thì cần trải qua mấy giai đoạn?
- Cô củng cố lại 1 lần nữa vòng đời của bướm.
+ Cô cho trẻ xem phim về các loài bướm
* Mở rộng:
- Chúng ta đã được học về vòng đời phát triển của bướm vậy thì có bạn nào biết trong môi trường xung quanh ta có những loài côn trùng nào có vòng đời gần giống với bướm không?
- Giáo dục trẻ về những điều lợi và hại mà côn trùng đem lại, từ đó có thái độ đúng với côn trùng.
- Trò chơi học tập:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Đội nào nhanh nhất”
+ CC: Cô chia lớp thành 4 đội chơi. Mỗi đội có một rổ tranh lô tô về vòng đời của bướm. Yêu cầu của trò chơi là mỗi đội phải vượt qua chướng ngại vật để lên chọn tranh dán đúng các giai đoạn phát triển theo sơ đồ vòng đời của bướm.
+ LC: Đội nào dán nhanh hơn và đúng 4 giai đoạn phát triển của bướm thì đội đó giành chiến thắng trong trò chơi.
- Cô tiến hành cho trẻ chơi; nhận xét đánh giá kết quả chơi của trẻ.
c) Hoạt động 3:
- Cũng cố nội dung bài học.
- Cho trẻ làm những chú bướm xinh đẹp vận động theo bài hát “ Kìa con bướm vàng”. kết thúc tiết học.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- PV: Trò chơi “ Gia đình”
* Chuẩn bị: Bộ đồ chơi gia đình, bộ nấu ăn, bộ dinh dưỡng cho trẻ chơi.
- XD: Chơi với đồ chơi lắp ghép.
- HT: Xem tranh theo chủ đề.
- NT: Xâu hạt, kết cườm.
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Quan sát các loại côn trùng( bướm, chuồn chuồn, châu chấu) có trong vườn trường
- Trò chơi “ Bắt bướm”
VI
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI CÔN TRÙNG
Thứ hai, ngày 19 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, trò chuyện về sức khỏe đầu tuần của trẻ.
- Trẻ ăn buổi sáng.
- Nhắc trẻ mặc áo ấm, đi dép trong lớp.
- Quan tâm đến trẻ, kịp thời giúp đỡ trẻ mọi hoạt động khi cần thiết.
II. THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
- Bài tập tháng 01 Tập theo nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi!”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Khám phá khoa học
ĐỀ TÀI: Vòng đời của bướm.
1. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu biết được vòng đời phát triển của con bướm: bướm đẻ ra trứng, từ trứng nở thành sâu, sâu lớn thành kén nhộng, nhộng thành bướm.
- Mở rộng hiểu biết của trẻ về một số côn trùng khác có vòng đời gần giống bướm như: muỗi, chuồn chuồn.
- Những điều lợi và điều hại mà côn trùng mang lại.
- Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, suy luận.
- Sử dụng các từ sâu, bướm, kén, nhộng.
- Trẻ có thái độ đúng đối với côn trùng và cảnh vật xung quanh
2. Chuẩn bị:
- Giáo án powerpoint.
- Trống lắc, rổ.
- Tranh ảnh về vòng đời của bướm
3.Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động 1:
- Trẻ đi vòng tròn hát múa theo nhạc bài “Kìa con bướm vàng”.
+Trò chuyện về nội dung bài hát
+ Bài hát nói về con vật gì?
+ Các con đã được nhìn thấy những con bướm bao giờ chưa?
- Bài học hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau tìm hiểu quá trình phát triển của những chú bươm bướm xinh đẹp nhé!
b) Hoạt động 2:
Cô mời trẻ cùng đến xem với cô các slide về vòng đời của bướm trên máy tính.
- Trao đổi với trẻ về nội dung các slide mà trẻ vừa quan sát.
+ Đàm thoại về vòng đời của bướm:
+ Bướm đẻ ra gì?
+ Trứng nở ra con gì?
+ Sâu non có giống bướm không? Chúng khác nhau ở điểm nào?
+ Con sâu nở từ trứng bướm ăn gì để lớn lên? (Con sâu ăn lá) + Khi thành kén nhộng thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đó? - Cô cho trẻ xem tranh vòng đời phát triển của bướm và giải thích ngắn gọn hình ảnh trong tranh.
+ Cô khái quát: Bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây, trứng sẽ lớn lên và nở thành sâu con; khi sâu già sẽ nằm trong tổ kén nhộng; khi tổ kén khô và nứt vỏ thì một chú bướm con chui ra và hóa thành con bướm với đầy đủ chân và cánh.
+ Để có một chú bướm xinh đẹp ra đời thì cần trải qua mấy giai đoạn?
- Cô củng cố lại 1 lần nữa vòng đời của bướm.
+ Cô cho trẻ xem phim về các loài bướm
* Mở rộng:
- Chúng ta đã được học về vòng đời phát triển của bướm vậy thì có bạn nào biết trong môi trường xung quanh ta có những loài côn trùng nào có vòng đời gần giống với bướm không?
- Giáo dục trẻ về những điều lợi và hại mà côn trùng đem lại, từ đó có thái độ đúng với côn trùng.
- Trò chơi học tập:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Đội nào nhanh nhất”
+ CC: Cô chia lớp thành 4 đội chơi. Mỗi đội có một rổ tranh lô tô về vòng đời của bướm. Yêu cầu của trò chơi là mỗi đội phải vượt qua chướng ngại vật để lên chọn tranh dán đúng các giai đoạn phát triển theo sơ đồ vòng đời của bướm.
+ LC: Đội nào dán nhanh hơn và đúng 4 giai đoạn phát triển của bướm thì đội đó giành chiến thắng trong trò chơi.
- Cô tiến hành cho trẻ chơi; nhận xét đánh giá kết quả chơi của trẻ.
c) Hoạt động 3:
- Cũng cố nội dung bài học.
- Cho trẻ làm những chú bướm xinh đẹp vận động theo bài hát “ Kìa con bướm vàng”. kết thúc tiết học.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- PV: Trò chơi “ Gia đình”
* Chuẩn bị: Bộ đồ chơi gia đình, bộ nấu ăn, bộ dinh dưỡng cho trẻ chơi.
- XD: Chơi với đồ chơi lắp ghép.
- HT: Xem tranh theo chủ đề.
- NT: Xâu hạt, kết cườm.
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Quan sát các loại côn trùng( bướm, chuồn chuồn, châu chấu) có trong vườn trường
- Trò chơi “ Bắt bướm”
VI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dũ Thị Kim Hòa
Dung lượng: 125,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)