Giáo án: Đo dung tích các vật so sanh và diễn đạt kết quả đo
Chia sẻ bởi Lê Ngọc Thùy |
Ngày 05/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: giáo án: Đo dung tích các vật so sanh và diễn đạt kết quả đo thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG THỦY – LỆ THỦY – QUẢNG BÌNH
Giáo án: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ điểm: Nước và một số hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi ( Lớp : Lớn Bình Minh)
Thời gian: 25 –
𝟑𝟎 phút
Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Thùy
Ngày thực hiện: 23/ 4/ 2014
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết đo dung tích của các vật bằng một đơn vị đo và diễn đạt kết quả đo.
Trẻ biết đo dung tích của các vật bằng cách đong nước đổ vào các chai có kích thước khác nhau và diễn đạt được kết quả đo được.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, đong, đếm, tính cẩn thận và sự khéo léo của trẻ.
- Trẻ biết sử dụng nước tiết kiệm, không làm nước rơi đổ xuống sàn nhà, không được vứt rác bừa bãi.
Kết quả mong đợi: 90%
II. CHUẨN BỊ:
- Nước, 17 cái chậu, 17 ca nước nhỏ, 17 cái khay, 17 cái khăn khô, 17 cái phễu,17 chai nước (500 ml), 17 chai nước (1 lít ), 17 chai nước (1,5 lít) , thẻ số, 3 ca nước to, 3 can nước (5 lít), 12 cái vòng.
- Đĩa nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” - Nhạc và lời Hoàng Hà
- Bài thơ “ Nước” – Phạm Hổ
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, gây hứng thú:
- Cô cho trẻ đọc bài hát : “ Cho tôi đi làm mưa với”- Nhạc và lời của chú Hoàng Hà
- Hỏi trẻ:
+ Chúng ta vừa hát xong bài hát gì?
+ Ước mơ của bạn nhỏ trong bài hát là gì nào?
- Bạn nhỏ trong bài hát đã ước mơ trở thành những hạt mưa để giúp cây cối được tươi tốt, để giúp ích cho con người nữa đấy. Mưa cũng là nguồn nước trong tự nhiên mà thiên nhiên đã ban tặng. Vì nước rất cần thiết cho đời sống của chúng ta, và các sinh vật trên Trái Đất. Vì vậy, mà các con phải biết tiết kiệm, không được lãng phí nước. Các con đã nhớ chưa nào?
2. Họat động 2: Nội dung:
* Ôn luyện so sánh kích thước của 3 đối tượng.
- Và giờ hoạt động ngày hôm nay, cô cũng đã chuẩn bị rất là nhiều đồ dùng để hoạt động cùng với nước đấy! Nhưng trước tiên các con cùng cô làm những “Ảo thuật gia” để những đồ dùng đó xuất hiện nhé! Các con nhớ phải nhắm mắt lại, miệng nói, tay làm thì những đồ dùng đó mới xuất hiện đấy! Cả lớp mình cùng chơi nào?
- Cả lớp nhìn xem những đồ dùng gì đã xuất hiện trên bàn của cô nào?
- Không những trên bàn của cô mà ở dưới lớp học cũng đã xuất hiện những đồ dùng giống cô đấy! Cô khen những “ Ảo thuật gia” tài năng nào.
- Cô mời cả lớp trở về chỗ ngồi của mình nào?
- Trở về với hoạt động ngày hôm nay, các con thấy kích thước cái 3 chai này như thế nào đây?
- Vậy bạn nào giỏi, hãy cho cô biết chai nào đựng được ít nước nhất , chai nào đựng được nhiều nước nhất?
- Vì sao con biết? (gọi 2 – 3 trẻ trả lời)
* Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Để biết chính xác dung tích của mỗi chai. Cô mời cả lớp mình cùng đến với hoạt động “ Đo dung tích các vật so sánh và diễn đạt kết quả đo”.
- Để đo được dung tích của mỗi chai, cô dùng 1 cái ca làm đơn vị đo và nước đựng trong chai gọi là dung tích của chai nước.
+ Đầu tiên, cô sẽ đo dung tích của cái chai có nắp màu xanh. Để đo dung tích của cái chai thì trước hết cô sẽ mở nắp chai, lấy phễu để trên miệng của chai.Tay trái của cô cầm ở miệng chai và giữ phễu, lưu ý không áp sát phễu vào miệng của chai, để nước chảy được dễ dàng hơn.Tay phải của cô sẽ cầm ca múc nước ở chậu nước, lưu ý phải là 1 ca nước đầy. Sau khi đã múc nước thì cô sẽ đặt ca nước phía trên chính giữa của phễu và đổ nước nhẹ nhàng vào chai qua phễu để tránh nước tràn ra ngoài.
Cả lớp hãy cùng chú ý, quan sát và đếm xem có bao nhiêu lần ca nước nhé!
- Vậy,
Giáo án: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ điểm: Nước và một số hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi ( Lớp : Lớn Bình Minh)
Thời gian: 25 –
𝟑𝟎 phút
Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Thùy
Ngày thực hiện: 23/ 4/ 2014
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết đo dung tích của các vật bằng một đơn vị đo và diễn đạt kết quả đo.
Trẻ biết đo dung tích của các vật bằng cách đong nước đổ vào các chai có kích thước khác nhau và diễn đạt được kết quả đo được.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, đong, đếm, tính cẩn thận và sự khéo léo của trẻ.
- Trẻ biết sử dụng nước tiết kiệm, không làm nước rơi đổ xuống sàn nhà, không được vứt rác bừa bãi.
Kết quả mong đợi: 90%
II. CHUẨN BỊ:
- Nước, 17 cái chậu, 17 ca nước nhỏ, 17 cái khay, 17 cái khăn khô, 17 cái phễu,17 chai nước (500 ml), 17 chai nước (1 lít ), 17 chai nước (1,5 lít) , thẻ số, 3 ca nước to, 3 can nước (5 lít), 12 cái vòng.
- Đĩa nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” - Nhạc và lời Hoàng Hà
- Bài thơ “ Nước” – Phạm Hổ
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, gây hứng thú:
- Cô cho trẻ đọc bài hát : “ Cho tôi đi làm mưa với”- Nhạc và lời của chú Hoàng Hà
- Hỏi trẻ:
+ Chúng ta vừa hát xong bài hát gì?
+ Ước mơ của bạn nhỏ trong bài hát là gì nào?
- Bạn nhỏ trong bài hát đã ước mơ trở thành những hạt mưa để giúp cây cối được tươi tốt, để giúp ích cho con người nữa đấy. Mưa cũng là nguồn nước trong tự nhiên mà thiên nhiên đã ban tặng. Vì nước rất cần thiết cho đời sống của chúng ta, và các sinh vật trên Trái Đất. Vì vậy, mà các con phải biết tiết kiệm, không được lãng phí nước. Các con đã nhớ chưa nào?
2. Họat động 2: Nội dung:
* Ôn luyện so sánh kích thước của 3 đối tượng.
- Và giờ hoạt động ngày hôm nay, cô cũng đã chuẩn bị rất là nhiều đồ dùng để hoạt động cùng với nước đấy! Nhưng trước tiên các con cùng cô làm những “Ảo thuật gia” để những đồ dùng đó xuất hiện nhé! Các con nhớ phải nhắm mắt lại, miệng nói, tay làm thì những đồ dùng đó mới xuất hiện đấy! Cả lớp mình cùng chơi nào?
- Cả lớp nhìn xem những đồ dùng gì đã xuất hiện trên bàn của cô nào?
- Không những trên bàn của cô mà ở dưới lớp học cũng đã xuất hiện những đồ dùng giống cô đấy! Cô khen những “ Ảo thuật gia” tài năng nào.
- Cô mời cả lớp trở về chỗ ngồi của mình nào?
- Trở về với hoạt động ngày hôm nay, các con thấy kích thước cái 3 chai này như thế nào đây?
- Vậy bạn nào giỏi, hãy cho cô biết chai nào đựng được ít nước nhất , chai nào đựng được nhiều nước nhất?
- Vì sao con biết? (gọi 2 – 3 trẻ trả lời)
* Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Để biết chính xác dung tích của mỗi chai. Cô mời cả lớp mình cùng đến với hoạt động “ Đo dung tích các vật so sánh và diễn đạt kết quả đo”.
- Để đo được dung tích của mỗi chai, cô dùng 1 cái ca làm đơn vị đo và nước đựng trong chai gọi là dung tích của chai nước.
+ Đầu tiên, cô sẽ đo dung tích của cái chai có nắp màu xanh. Để đo dung tích của cái chai thì trước hết cô sẽ mở nắp chai, lấy phễu để trên miệng của chai.Tay trái của cô cầm ở miệng chai và giữ phễu, lưu ý không áp sát phễu vào miệng của chai, để nước chảy được dễ dàng hơn.Tay phải của cô sẽ cầm ca múc nước ở chậu nước, lưu ý phải là 1 ca nước đầy. Sau khi đã múc nước thì cô sẽ đặt ca nước phía trên chính giữa của phễu và đổ nước nhẹ nhàng vào chai qua phễu để tránh nước tràn ra ngoài.
Cả lớp hãy cùng chú ý, quan sát và đếm xem có bao nhiêu lần ca nước nhé!
- Vậy,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Ngọc Thùy
Dung lượng: 29,68KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)