Giáo án ĐKHĐ

Chia sẻ bởi Thu Trang | Ngày 05/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: giáo án ĐKHĐ thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY

Chủ điểm: Động vật
Lứa tuổi: MGB
Lớp B4 – Trường Mầm non Bình Minh – Tây Hồ
Số lượng trẻ:
Thời gian: cả ngày
Ngày soạn: 26/02/2012
Ngày dạy: 1/03/2012
Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Thu Trang

Đón trẻ, chơi tự do, thể dục sáng, điểm danh
Mục đích , yêu cầu:
Tạo cảm giác thoải mái khi đến lớp, đến trường, yêu cô, mến bạn. Biết qyan tâm tới người khác.
Giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép khi tới lớp: chào cô, chào bạn, chào ông bà, chào bố mẹ…
Rèn cho trẻ thói quen cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
Thông qua giờ thể dục sáng trẻ được rèn luyện và vận động sức khỏe, phát triển thể lực.
Trẻ chơi tự do những trò chơi mà trẻ thích
Điểm danh giúp cô nắm được số lượng trẻ trong ngày để báo ăn chính xác và qua đó trẻ nhận biết được về bản thân và bạn bè
Đón trẻ (7h20’ – 8h)
Cô đến trước 10 phút vệ sinh lớp, xếp lại đồ dùng đồ chơi thông thoáng phòng học, chuẩn bị đồ dùng cần thiết sau đó đón trẻ.
Cô đón trẻ ở cửa ra vào, cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần, tạo không khí thân mật khi đón trẻ vào lớp. Cô đón trẻ trực tiếp từ tay phụ huynh. Nhắc nhở trẻ chào bố mẹ, chào cô
Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ (nếu cần).
Khi đón trẻ cô cần chú ý xem trẻ có hiện tượng gì khác lạ về sức khỏe để có biện pháp xử lý kịp thời
Cất sữa, thuốc….(nếu có) vào nơi quy định
Cho trẻ tự chơi với đồ chơi tự chọn. Cô quan sát, bao quát trẻ
Thể dục sáng (8h5’ – 8h15’)
Địa điểm:
Thời tiết ấm tập ngoài sân
Thời tiết lạnh tập trong lớp
Tập theo nhac của trường
Khởi động: xoay cổ tay, vai, eo, đầu gối
Tập bài phát triển chung
Vai trò của cô: Cô tập mẫu ở phía trước, cô quan sát, nhắc nhở trẻ, cô cần chú ý đến những trẻ chưa có khả năng tập, trẻ mới ốm dậy
Điểm danh, trò chuyện (8h15’ – 8h30)
Điểm danh bằng hình thức gọi tên và đánh dấu vào sổ
Trò chuyện: Cô hỏi tẻ những vấn đề liên quan tới chủ điểm

Hoạt động học (8h30’ – 9h)
9h – 9h10’: điều khiển trẻ lấy cốc, cho trẻ ra xếp hàng
Giờ học: giáo dục thể chất
Người thực hiện:

Hoạt động ngoài trời (9h10’ – 9h40’)
Nội dung:
Hoạt động có chủ đích: thí nghiệm về 3 tính chất của nước
Mục đích:
Trẻ biết được 3 tính chất của nước: không màu, không mùi, không vị
Phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ
Giúp trẻ thay đổi trạng thái thần kinh. Tạo ra sự thoải mái, hứng thú cho trẻ
Yêu cầu:
Cô phải theo dõi, quan sát trẻ
Đảm bảo an toàn, vệ sinh trong khi làm thí nghiệm
Trẻ chú ý và nghe theo sự hướng dẫn của cô
Chuẩn bị:
Địa điểm: trong lớp học
Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ
Chai đựng nước, chai siro dâu, 4 cốc nhựa trong, thìa, đĩa, khăn lau.
Tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

Hoạt động có chủ đích: thí nghiệm về 3 tính chất của nước
Cô đưa ra cốc nhựa trong và chai đựng siro cho trẻ xem và trò chuyện với trẻ
Lớp mình cùng nhìn xem cô có vật gì trên bàn đây?
Chúng mình có muốn cùng cô làm thí nghiệm để biết được 3 tính chất của nước không?
Bây giờ cả lớp hãy chú ý nhìn cốc nước này xem, nước có màu gì không?
Còn siro này màu gì nhỉ?
Bây giờ cô sẽ lấy 1 chút siro mà cô đã chuẩn bị và cho vào cốc nước ở trên bàn. Chúng mình cùng xem có hiện tượng gì xảy ra?
Có hiện tượng gì xảy ra nhỉ? (Cô mời 2 – 3 trẻ trả lời)
Khi cô lấy siro cho vào nước, thì có hiện tượng là nước từ không màu chuyển sang màu hồng, giống như màu của siro
Có ai biết vì sao lại có hiện tượng này không?
→ Vậy là khi ta cho 1 chất có màu bất kỳ vào trong nước thì màu của nước sẽ chuyển thành màu của chất đó.
Chúng mình có muốn làm tiếp thí nghiệm không? Cùng cô làm tiếp thí nghiệm thứ 2 nhé.
Cũng vẫn là cốc nước và chai siro này. Chúng mình thử ngửi xem cốc nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thu Trang
Dung lượng: 98,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)