GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 6 CẢ NĂM

Chia sẻ bởi Võ Tấn Lợi | Ngày 05/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 6 CẢ NĂM thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Tuần 01 Ngày soạn: 12/8/2013
Tiết 01 Ngày dạy:..............
BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU.
Kiến thức:
- Hiểu rõ được tầm quan trọng của môn địa lí.
- Biết được nội dung chương trình địa lí lớp 6.
- Cần học môn địa lí như thế nào.
Kĩ năng:
- Bước đầu làm quen với phương pháp học mới: thảo luận.
Thái độ:
- Gợi lòng yêu thiên nhiên, tự nhiên, yêu quê hương, đất nước trong học sinh.
- Giúp các em có hứng thú tìm tòi, giải thích các hiện tưởng, sự vật địa lí xảy ra xung quanh.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Giáo án.
HS: Sgk, vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Đàm thoại.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định lớp: (1p)
Kiểm tra: không kiểm tra.
Dạy học bài mới: (1p)
Ở Tiểu học các em đã được làm quen với kiến thức địa lí. Bắt đầu từ lớp 6 địa lí sẽ là một môn học riêng. Để hiểu thêm về tầm quan trọng, nội dung cũng như cách học môn địa lí, thầy và các em sẽ vào bài mở đầu.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung

Hoạt động 1: Nội dung của môn địa lí ở lớp 6 (20p)

- Địa lí là môn khoa học có từ lâu đời. Những người đầu tiên nghiên cứu địa lí là các nhà thám hiểm. Việc học tập và nghiên cứu địa lí sẽ giúp các em hiểu được thêm về thiên nhiên, hiểu và giải thích được các hiện tượng tự nhiên …
- Gọi Hs đọc phần 1 trong sách giáo khoa.
- Ở chương trình địa lí 6 các em được học những nội dung gì ?




- Gv củng cố và ghi bảng.


- Ngoài các kiến thức về Trái Đất các em còn được học những gì ?



- Gv củng cố và ghi bảng.









- Hs đọc bài.

- Em sẽ được học và tìm hiểu về Trái Đất, về hình dạng, kích thước, vị trí cũng như các thành phần cấu tạo nên Trái Đất.




- Ngoài tìm hiểu về Trái Đất em còn được tìm hiểu thêm về bản đồ như phương pháp sử dụng bản đồ, rèn luyện các kĩ năng vẽ bản đồ.

1. Nội dung của môn địa lí ở lớp 6







a. Tìm hiểu về Trái Đất:
- Môi trường sống của con người.
- Đặc điểm riêng về vị trí, hình dáng, kích thước của Trái Đất.
- Các thành phần cấu tạo nên Trái Đất (đất, nước, không khí…).
b. Tìm hiểu về bản đồ:
- Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập.
- Rèn luyện các kĩ năng như: thu thập, phân tích, xử lí thông tin và vẽ bản đồ.

Hoạt động 2: Cần học tốt môn địa lí như thế nào ? (20p)

- Để học tốt một môn học, các em phải học như thế nào ?

- Môn địa lí có những đặc thù riêng, vậy để học tốt môn địa lí em phải học như thế nào ?
- Gv củng cố: các sự vật hiện tượng địa lí không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt chúng ta nên chúng ta phải biết quan sát các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Những hiện tượng ta chỉ nghe thấy nhưng chưa bao giờ thấy được thì chúng ta phải biết quan sát qua tranh ảnh, hình vẽ và bản đồ.
- Sgk thì giúp ích được gì cho chúng ta ?
- Củng cố và ghi bảng.
- Mở rộng: quan trọng hơn, các em phải biết liên hệ những điều đã học với thực tế để sau khi học xong môn địa lí 6 các em có thể giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và ứng dụng vào đời sống.
- Lắng nghe thầy cô giảng bài, về nhà học bài và hoàn thành tốt bài tập.
- Quan sát các hiện tượng trong thực tế, qua tranh ảnh, hình vẽ và bản đồ.












- Sgk cung cấp cho em các kiến thức cần thiết để học môn địa lí.


2. Cần học tốt môn địa lí như thế nào ?


- Quan sát các sự vật, hiện tượng trong thực tế và qua tranh ảnh, hình vẽ và bản đồ.
- Phải biết khai thác các kênh chữ và kênh hình của Sgk.
- Phải biết liên hệ những điều đã học vào thực tế.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Tấn Lợi
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)