Giáo án địa 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Nhật Tiến | Ngày 16/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Giáo án địa 6 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:


Tiết số 01:
Giảng 6A:..........................
6B:..........................
Bài Mở Đầu.

I/Mục tiêu bài học:
Sau bài học,hs cần:
-Thấy được tác dụng của việc học tập bộ môn địa lí.(giúp ta hiểu về thế giới xung quanh)
-Nắm được các phương pháp học tập bộ môn.
-Hình thành ý thức tự giác học tập bộ môn,yêu thích bộ môn địa lí và bước đầu biết áp dụng nội dung bài học vào thực tế.
II/Chuẩn bị:
-Quả địa cầu.
-Bản đồ tự nhiên TG.
III/Tiến trình dạy-học:
1/ổn định tổ chức :
6A:.......................................................................................................................................
6B:.......................................................................................................................................
2/Bài cũ:
Kiểm tra sách vở,đồ dùng học tập của hs.
3/Bài mới:
*Giới thiệu bài: GV dùng kênh chữ trong SGK để giới thiệu vào bài.(Phần mở đầu)`
Cho hs quan sát quả địa cầu và BĐ tự nhiên TG,giới thiệu với hs một số đối tượng địa lí mà hs sẽ được tìm hiểu trong chương trình lớp 6....
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung

*Hoạt động 1:
-Gv yêu cầu hs nghiên cứu SGK,kết hợp với kiến thức đã được học ở lớp 5,cho biết:
?ở tiểu học các em đã được học môn gì có liên quan đến bộ môn đia lí?
?Bộ môn địa lí sẽ giúp các em hiểu biết về những vấn đề gì?
-HS trả lời,cả lớp bổ xung,gv nhận xét,chuẩn kt :




-GV:Việc học tập bộ môn địa lí sẽ giúp cho các em biết giải thích các hiện tượng tự nhiên,biết được cấu tạo của Trái Đất và giúp cho các em biết khai thác các thông tin từ các bản đồ,lược đồ,biểu đồ...
*Hoạt động 2:
-GV yêu cầu hs đọc các thông tin trong SGK,cho biết:
?Để học tập tốt bộ môn địa lí lớp 6 các em cần phải học như thế nào?

?Ngoài SGK ra chúng ta còn phải khai thác thông tin từ những nguồn nào?

1/Nội dung của môn địa lí ở lớp 6:







-Giải thích các hiện tượng diễn ra hàng ngày trên Trái Đất.
-Biết cấu tạo của Trái Đất bao gồm những thành phần nào.
-Đọc được bản đồ,lược đồ,biểu đồ phục vụ cho việc học tập bộ môn địa lí.




2/Cần học tập bộ môn địa lí như thế nào?


-Khai thác tốt kênh chữ và kênh hình trong SGK,làm các bài tập trong sách và bài tập trong quyển "bản đồ và bài tập địa lí lớp 6"
-Liên hệ những điều đã học với thực tế,quan sát các sự vật,hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh và tập giải thích chúng.


4/Củng cố:
-GV yêu cầu hs nhắc lại nội dung kiến thức của bài học:
?Bộ môn địa lí ở lớp 6 sẽ giúp cho chúng ta biết được điều gì?
?Để học tập tốt môn địa lí lớp 6 các em cần phải làm những công việc gì?
5/Hướng dẫn:
-Học thuộc nội dung bài học.
-Đọc và chuẩn bị cho bài số 1.


Tiết số 02:
Giảng 6A:......................
6B:......................
Chương I--Trái Đất.
Bài 1:
Vị trí,hình dạng và kích thước của trái đất.


IMục tiêu bài học;
Sau bài học,HS cần:
-Nắm được tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời.Biết một số đặc điểm của hành tinh Trái Đất như: vị trí, hình dạng và kích thước.
-hiểu một số khái niệm:kinh tuyến,vĩ tuyến,kinh tuyến gốc,vĩ tuyến gốc và biết được công dụng của chúng.
-Xác định được các kinh tuyến gốc,vĩ tuyến gốc,nửa cầu Bắc,nửa cầu Nam trên quả Địa Cầu.
II/Chuẩn bị:
-Quả Địa Cầu,
-Tranh hệ Mặt Trời.
-Tranh lưới kinh tuyến,vĩ tuyến.
III/Tiến trình dạy-học:
1/ổn định tổ chức:
6A:.......................................................................................................................................
6B:.......................................................................................................................................
2/Bài cũ:
?Để học tập tốt bộ môn địa lí các em cần phải học tập như thế nào?
3/Bài mới:
*Giới thiệu bài: Trái Đất là nơi tồn tại,phát triển của xã hội loài người,con người ý thức tìm hiểu về TĐ từ rất sớm,bài học ngày hôm nay ta lại quay trở về những câu hỏi cổ xưa mà con người chưa lí giải nổi như:TĐ ở đâu?Hình dạng,kích thước của TĐ như thế nào?Ngoài ra qua các phương tiện thông tin các em còn hay nghe thấy nói đến "kinh tuyến ,vĩ tuyến",Vậy,kinh tuyến,vĩ tuyến là gì?Chúng ta sẽ...............................................
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung

*Hoạt động 1:
-GV treo tranh hệ Mặt Trời cho hs quan sát,yêu cầu hs kết hợp H1"các hành tinh trong hệ Mặt Trời",cho biết:
?Hệ MT bao gồm MT và mấy hành tinh?Hãy nêu tên của các hành tinh trong hệ MT?
(Hệ MT bao gồm 9 hành tinh,quay xung quanh nó lần lượt là:sao Thuỷ,sao Kim,Trái Đất,sao Hoả,sao Mộc,sao Thổ,Thiên Vương,Hải Vương và Diêm Vương.)
?Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh xếp theo thứ tự xa dần MT?
*GV giới thiệu:Hệ MT chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong hệ Ngân Hà,nơi có khoảng 200 tỷ ngôi sao tự phát ra ánh sáng giống như MT. Hệ Ngân Hà chứa MT lại chỉ là một trong hàng chục tỷ Thiên Hà trong vũ trụ),GV cho hs đặt giả thiết:nếu TĐ nằm ở vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 thì sẽ ntn?
GV:các em đã biết vị trí của TĐ,còn hình dạng,kích thước.....
*Hoat động 2:
-Gv yêu cầu hs quan sát hình trang 5(TĐ chụp từ vệ tinh) và hình 2+3 cho biết:
?Trái Đất có hình gì?
-Gv cho hs quan sát quả Địa Cầu giới thiệu: Đây là TĐ có hình cầu của chúng ta,quả cầu là mô hình thu nhỏ của TĐ,thực tế kích thước của TĐ rất lớn.
-Các em hãy quan sát H2 trong SGK và cho biết:
?Độ dài bán kính và đường xích đạo của Trái Đất là bao nhiêu?
Gv: Tổng diện tích của Trái Đất là 510 Triệu Km2.
Gv:Trên quả Địa Cầu ta thấy rất nhiều các đường dọc,đường ngang,đó là những đường gì?..
*Hoạt động 3:
-Gv yêu cầu hs quan sát H3 trong SGK và cho biết:
?Các đường nối từ điểm cực bắc đến điểm cực nam trên quả Địa Cầu là những đường gì?Độ dài của chúng so với nhau như thế nào?


?Nếu cách 10 ta vẽ một đường kinh tuyến thì sẽ có tất cả bao nhêu kinh tuyến?(360 kinh tuyến ).
?Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các đường KT là những đường gì?Chúng có đặc điểm gì?



?Nếu cách 10 ta vẽ một vĩ tuyến thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến ?(181 vĩ tuyến).
*GV:Trên thực tế không có các đường kinh,vĩ tuyến trên bề mặt Trái Đất,kinh,vĩ tuyến chỉ được thể hiện trên BĐ các loại và trên quả Địa Cầu.Phục vụ cho nhiều mục đích của cuộc sống,sản xuất....
?Để đánh số được các kinh,vĩ tuyến người ta làm thế nào?(Chọn ra 1 kinh tuyến và 1vĩ tuyến làm gốc và ghi 00 ).
?Hãy xác định trên quả Địa Cầu đường KT gốc và VT gốc?
*GV chỉ trên quả Địa Cầu và nêu rõ:
+KT đối diện với đường KT gốc là KT 1800,các KT từ 10 đến 1790bên tay phải KT gốc là những KT Đông,còn những đường KT từ 10 đến 1790 bên tay trái KT gốc là những KT Tây.
KT gốc và KT 1800 chia bề mặt quả Địa Cầu ra làm hai phần là bán cầu Đông và bán cầu Tây.
Xích Đạo chia quả Địa Cầu ra làm hai nửa bằng nhau là nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.Những đường VTnằm ở nửa cầu Bắc là những VT Bắc,nằm ở nửa cầu nam là những VT Nam.
Các đường KT và VT có ý nghĩa rất quan trọng:dùng để xác định mọi điểm trên quả Địa Cầu(chỗ giao nhau của các đường K,VT).

1/Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời:









-Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần MT.






2/Hình dạng,kích thước của Trái Đất:

-Trái Đất hình cầu.




+Bán kính: 6370 Km.
+Xích Đạo;60076 Km.



3/Hệ thống kinh tuyến,vĩ tuyến:



-Các đường nối điểm cực bắc và cực nam trên quả Địa Cầu là các đường kinh tuyến,có độ dài bằng nhau.



-Các vòng tròn vuông góc với đường KT là những đường vĩ tuyến,chúng có đ.đ là // với nhau và có độ dài khác nhau.(nhỏ dần từ XĐ về cực).









-KT gốc là đường KT 00(Qua đài thiên văn Grinuýt nước Anh).
-VT gốc là đường VT lớn nhất,hay còn gọi là đường Xích Đạo.

4/Củng cố:
-Hs đọc phần ghi nhớ,bài đọc thêm trong SGK.
?Hãy xác định trên quả Địa Cầu cực Bắc,cực Nam,XĐ,KT gốc,VT gốc,bán cầu Đông,bán cầu Tây,bán cầu Bắc,bán cầu Nam?
?ý nghĩa vị trí thứ 3 của TĐ trong hệ MT?
?ý nghĩa của hệ thống kinh,vĩ tuyến?
5/Hướng dẫn:
-Học bài và làm bài tập trong SGK .
-Đọc và chuẩn bị bài số 2.(quan sát trước 1 số loại BĐ).

Tiết số 03:
Giảng 6A:......................
6B:......................
Bài 2:
Bản đồ,cách vẽ bản đồ.

I/Mục tiêu bài học:
*Sau bài học,hs cần:
-Hiểu và trình bày được khái niệm về bản đồ.
-Biết được những công việc cần phải làm để có thể vẽ được bản đồ.Từ đó có cơ sở sử dụng bản đồ được thuận lợi hơn.
II/Chẩn bị:
-Quả Địa Cầu.
-Một số bản đồ được xây dựng từ những phép chiếu đồ khác nhau(Thế giới,châu lục,quốc gia,bán cầu).
III/Tiến trình dạy-học:
1/ổn định tổ chức:
6A:.......................................................................................................................................
6B:.......................................................................................................................................
2/Bài cũ:
?hãy vẽ hình tròn tượng trưng cho TĐ và ghi trên đó: cực Bắc,cực Nam,Đường XĐ,nửa cầu Bắc,nửa cầu Nam?
3/Bài mới:
*Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hiện đại,bất kể là trong xd đất nc,quốc phòng,vận ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nhật Tiến
Dung lượng: 267,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)