Giáo án chủ điểm Gia đình
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Mai Hồng Nhung |
Ngày 05/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Giáo án chủ điểm Gia đình thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TUẦN
Từ ngày: 21/10/2013 – 15/11/2013
MỞ CHỦ ĐỀ
- Cô cùng cháu hát bài “ Cả nhà thương nhau”.
+ Các con vừa hát bài gì? Lớp lặp lại “ Cả nhà thương nhau”.
+ Thế thì trong gia đình gồm có ai ?(Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, con).
- Bé nào hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe.
+ Gia đình con có ai? “ Ba, mẹ, con, chị”.
- Gọi cháu khác kể “ Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em”.
- À gia đình mà có thêm ông, bà, cha, mẹ, anh chị đó là gia đình có qui mô lớn.
- Gia đình không có ông bà đó là gia đình có qui mô nhỏ.
- Gia đình đông con từ 3 – 4 con trở lên.
- Gia đình ít con từ 1- 2 con.
- Gia đình ít con cuộc sống khá giả hơn, ăn uống đầy đủ, tiện nghi gia đình thoải mái hơn.
- Gia đình đông con cuộc sống thiếu thốn, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn vất vả.
I/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
- Trẻ phân biệt được lợi ích của 4 nhóm thực phẩm.
- Biết lựa chọn thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể được tên một số món ăn ở nhà.
- Biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình, có thói quen trong thao tác vệ sinh cá nhân, biết mặc trang phục theo mùa.
- Biết tránh những vật dụng nguy hiểm, biết nói với người lớn khi bị đau ốm.
- Biết thực hiện các vận động: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát, bật xa 45 cm ném xa bằng 1 tay...
II/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
- Lắng nghe, đặt câu hỏi kể lại sự kiện của gia đình theo trình tự
- Miêu tả mạch lạc về đồ dùng của gia đình .
- Thích nghe đọc thơ, kể chuyện về gia đình và ngày 20/11.
- Biết chào hỏi lễ phép, lịch sự.
- Biết phát âm đúng, rõ ràng chữ cái: e ê, u ư
III/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Biết họ tên, một số đặc điểm sở thích người thân trong gia đình.
- Biết địa chỉ của gia đình ở.
- Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình với nghề nghiệp của bố mẹ.
- Phân biệt được đồ dùng trong gia đình theo 2 đến 3 dấu hiệu.
- Nhận biết, so sánh một số đồ dùng, trong gia đình và cách sử dụng .
- Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
- Biết ngày 20/11 là ngày Nhà Giáo Việt Nam.
- Biết so sánh các đồ dùng trong gia đình và sử dụng các từ: to nhất – to hơn – thấp hơn – thấp nhất.
IV/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI:
- Nhận biết cảm xúc của người thân trong gia đình và thể hiện cảm xúc của mình phù hợp với các tình huống khác nhau trong gia đình và ngày 20/11.
- Thực hiện một số quy tắc trong gia đình như cảm ơn, xin lỗi,… không khạc, nhỗ bừa bãi, chăm sóc bảo vệ môi trường.
- Biết sử sự đúng mực với các thành viên trong gia đình và cô giáo.
- Có ý thức trong sinh hoạt hằng ngày như tiết kiệm, gọn gàng, mạnh dạn, tự tin trong các sinh hoạt hằng ngày.
V/ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
- Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc phù hợp về đặc điểm trong gia đình, dán hình ngôi nhà, tô màu các thành viên trong gia đình, làm quà tặng cô ngày 20/11..
- Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát múa, vận động theo nhạc.
Mạng nội dung
Mạng hoạt động
TẠO HÌNH
- Vẽ người thân trong gia đình
- Vẽ ngôi nhà của bé
- Nặn các đồ dùng trong gia đình
- Vẽ quà tặng ông bà
ÂM NHẠC
- Hát, vỗ tay theo tiết tấu chậm: "Cả nhà đều yêu"
- Nghe: " Chỉ có một trên đời"
- Hát, vỗ tay theo tiết tấu chậm: "Cả nhà thương nhau"
- Trò chơi: "Ai đoán giỏi
- Hát, vận đông: "Đồ dùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
Dung lượng: 934,68KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)