Giáo án chủ đề thủ đô Hà nội
Chia sẻ bởi luc thi đôi |
Ngày 05/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: giáo án chủ đề thủ đô Hà nội thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 9: QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ, TẾT THIẾU NHI
Tuần 33: Thủ đô Hà Nội.
(Thời gian thực hiện: (Từ 01/5/2017 đến 05/5/2017)
KẾ HOẠCH NGÀY
Ngày soạn: Ngày 29/4/2017
Thứ hai, ngày 01 tháng 05năm 2017
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Môn: MTXQ
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa của nước Việt Nam. Biết một số di tích lịch sử như hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Lăng Bác..
- Biết những danh lam hắng cảnh như: Hồ Tây, hồ Trúc Bạch...
- Biết một số công trình kiến trúc của thủ đô: Nhà thờ lớn, Ô quan Trưởng, Bắc Bộ phủ, Nhà hát lớn..
2 Kỹ năng:
- Diễn đạt đủ câu, rõ ràng mạch lạc. Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định. Chơi tốt các trò chơi luyện tập.
3. Thái độ:
- Trẻ biết tự hào về cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
II. Chuẩn bị:
- Đồ cùng của cô: Máy tính có hình ảnh, tranh ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình kiến trúc lớn ở Hà Nội, que chỉ, nhạc bài hát "Yêu Hà Nội"
- Đồ dùng của trẻ: Tranh danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình kiến trúc đã được cắt rời, bảng gài
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cô cho trẻ hát bài “Yêu Hà Nội”, cô hỏi trẻ nội dung bài hát. Cô trò truyện cùng trẻ về chủ đề, chủ điểm. Giáo dục trẻ biết yêu quê hương Việt Nam, tự hào về vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội. Hướng trẻ vào bài
2. Hoạt động học tập:
2.1 Trò truyện về Thủ đô Hà Nội
- Cô chia lớp thành ba nhóm để quan sát
- Nhóm 1: Quan sát các di tích lịch sử Lăng Bác, Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột.
- Nhóm 2: Quan sát các danh lam thắng cảnh Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch.
- Nhóm 3: Quan sát công trình kiến trúc: Nhà thờ lớn, Ô Quan Trưởng, Bắc Bộ phủ.
1. Đàm thoại, nhận xét:
* Nhóm 1: Các di tích lịch sử
- Nhóm con quan sát những gì?
- Tại sao lại gọi là chùa Một Cột?
- Chùa Một Cột nằm ở đâu?
- Chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội là di tích lịch sử của Việt Nam.
- Ngoài ra ở thủ đô Hà Nội còn có những di tích lịch sử nào nữa?
- Giữa hồ Hoàn Kiếm có cái gì?
- Bên bờ hồ Hoàn Kiếm có gì?
- Bên hồ còn có cầu gì? đền gì?
- Chúng mình có biết vì sao gọi là Hồ Hoàn Kiếm không? Hồ Hoàn kiếm gắn lền với sự tích gì?
- Ai có nhận xét về bức tranh vẽ Lăng Bác?
- Xung quanh Lăng có gì?
- Phía trước có gì?
- Ai đang đứng canh gác? Mọi người xếp hàng như thế nào?
- Cô giới thiệu: Ở Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm, giữa hồ có tháp rùa xây trên gò đất cỏ mọc xanh rờn, trên bờ có những hàng cây liễu cây phượng nghiêng bóng xuống mặt nước.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về di tích Thành Cổ Loa.
- Cô giới thiệu: Thành Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.
* Nhóm 2: Danh lam thắng cảnh:
- Nhóm con quan sát gì?
- Xung quanh Hồ Trúc Bạch có gì?
- Cô giới thiệu: Ven Hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc. Ba phía xung quanh hồ đều có phố xá che khuất.
- Ngoài ra còn có những danh lam thắng cảnh nào nữa?
* Nhóm 3: Công trình kiến trúc
- Nhóm con quan sát gì?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh về: Bắc Bộ phủ, Nhà Hát Lớn, Nhà Thờ Lớn, Ô Quan Trưởng, Thành Cửa Bắc cho trẻ xem và hỏi trẻ: Đây là công trình kiến trúc gì?
- Cô giới thiệu: Nhiều công trình kiến trúc lớn được xây dựng từ nửa thế kỷ 14 đến 20 với những sắc thái riêng đã góp phần làm nên dấu ấn của Hà Nội, các công trình được xây dựng trong thời kỳ này nằm rãi rác ở một diện tích khá rộng của Hà Nội như Phủ Toàn Quyền, cầu Long Biên, Nhà Hát Lớn, chợ Đồng Xuân đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
Tuần 33: Thủ đô Hà Nội.
(Thời gian thực hiện: (Từ 01/5/2017 đến 05/5/2017)
KẾ HOẠCH NGÀY
Ngày soạn: Ngày 29/4/2017
Thứ hai, ngày 01 tháng 05năm 2017
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Môn: MTXQ
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa của nước Việt Nam. Biết một số di tích lịch sử như hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Lăng Bác..
- Biết những danh lam hắng cảnh như: Hồ Tây, hồ Trúc Bạch...
- Biết một số công trình kiến trúc của thủ đô: Nhà thờ lớn, Ô quan Trưởng, Bắc Bộ phủ, Nhà hát lớn..
2 Kỹ năng:
- Diễn đạt đủ câu, rõ ràng mạch lạc. Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định. Chơi tốt các trò chơi luyện tập.
3. Thái độ:
- Trẻ biết tự hào về cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
II. Chuẩn bị:
- Đồ cùng của cô: Máy tính có hình ảnh, tranh ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình kiến trúc lớn ở Hà Nội, que chỉ, nhạc bài hát "Yêu Hà Nội"
- Đồ dùng của trẻ: Tranh danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình kiến trúc đã được cắt rời, bảng gài
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cô cho trẻ hát bài “Yêu Hà Nội”, cô hỏi trẻ nội dung bài hát. Cô trò truyện cùng trẻ về chủ đề, chủ điểm. Giáo dục trẻ biết yêu quê hương Việt Nam, tự hào về vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội. Hướng trẻ vào bài
2. Hoạt động học tập:
2.1 Trò truyện về Thủ đô Hà Nội
- Cô chia lớp thành ba nhóm để quan sát
- Nhóm 1: Quan sát các di tích lịch sử Lăng Bác, Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột.
- Nhóm 2: Quan sát các danh lam thắng cảnh Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch.
- Nhóm 3: Quan sát công trình kiến trúc: Nhà thờ lớn, Ô Quan Trưởng, Bắc Bộ phủ.
1. Đàm thoại, nhận xét:
* Nhóm 1: Các di tích lịch sử
- Nhóm con quan sát những gì?
- Tại sao lại gọi là chùa Một Cột?
- Chùa Một Cột nằm ở đâu?
- Chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội là di tích lịch sử của Việt Nam.
- Ngoài ra ở thủ đô Hà Nội còn có những di tích lịch sử nào nữa?
- Giữa hồ Hoàn Kiếm có cái gì?
- Bên bờ hồ Hoàn Kiếm có gì?
- Bên hồ còn có cầu gì? đền gì?
- Chúng mình có biết vì sao gọi là Hồ Hoàn Kiếm không? Hồ Hoàn kiếm gắn lền với sự tích gì?
- Ai có nhận xét về bức tranh vẽ Lăng Bác?
- Xung quanh Lăng có gì?
- Phía trước có gì?
- Ai đang đứng canh gác? Mọi người xếp hàng như thế nào?
- Cô giới thiệu: Ở Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm, giữa hồ có tháp rùa xây trên gò đất cỏ mọc xanh rờn, trên bờ có những hàng cây liễu cây phượng nghiêng bóng xuống mặt nước.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về di tích Thành Cổ Loa.
- Cô giới thiệu: Thành Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.
* Nhóm 2: Danh lam thắng cảnh:
- Nhóm con quan sát gì?
- Xung quanh Hồ Trúc Bạch có gì?
- Cô giới thiệu: Ven Hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc. Ba phía xung quanh hồ đều có phố xá che khuất.
- Ngoài ra còn có những danh lam thắng cảnh nào nữa?
* Nhóm 3: Công trình kiến trúc
- Nhóm con quan sát gì?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh về: Bắc Bộ phủ, Nhà Hát Lớn, Nhà Thờ Lớn, Ô Quan Trưởng, Thành Cửa Bắc cho trẻ xem và hỏi trẻ: Đây là công trình kiến trúc gì?
- Cô giới thiệu: Nhiều công trình kiến trúc lớn được xây dựng từ nửa thế kỷ 14 đến 20 với những sắc thái riêng đã góp phần làm nên dấu ấn của Hà Nội, các công trình được xây dựng trong thời kỳ này nằm rãi rác ở một diện tích khá rộng của Hà Nội như Phủ Toàn Quyền, cầu Long Biên, Nhà Hát Lớn, chợ Đồng Xuân đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: luc thi đôi
Dung lượng: 179,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)