Giao an chu de giao thong

Chia sẻ bởi Lê Văn Lượng | Ngày 05/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Giao an chu de giao thong thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ 7 : GIAO THÔNG
NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thời gian: Tuần 1(Từ ngày 27/02/2017 -> 03/ 03/2017)

A. MỤC TIÊU
1. Phát triển nhận thức.
Trẻ 3-4 tuổi:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông đường bộ (Ô tô, xe máy, xe tải, xe khách, xe đạp), biết được màu sắc, biết được lợi ích của các loại phương tiện giao thông đó.
Trẻ 5 tuổi:
Biết được nơi hoạt động của các loại PTGT và biết được tiếng còi của các loại PTGT này. Biết thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 8.
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng so sánh, ghi nhớ chú ý có chủ đích.
- Phát triển nhận thức.
2. Phát triển thể chất.
Trẻ 3-4 tuổi:
-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng,
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
Trẻ 5 tuổi:
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng vận động. Kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
3. Phát triển ngôn ngữ.
Trẻ 3-4 tuổi:
Trẻ mạnh dạn sử dụng một số từ mới và hiểu ý nghĩa của các từ mới đó. Phát âm đúng và không ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói với người xung quanh.
- Nõi rõ ràng
Trẻ 5 tuổi:
- Trẻ có kĩ năng lắng nghe, hiểu và truyền đạt thông tin bằng nhiều cách khác nhau (Lời nói, nét mặt, kĩ hiệu, các hoạt động diễn ra trong mộtngày).
4. Phát triển thẩm mĩ.
Trẻ 3-4 tuổi:
Trẻ biết phết hồ mặt sau tờ giấy và dan ngay ngắn, cân giấy hình ô tô tải.
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp
Trẻ 5 tuổi:
- Phát triển tính thẩm mĩ, rèn kĩ phết hồ, dán cho trẻ.
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp
5. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội.
Trẻ 3-4 tuổi:
- Trẻ biết được lợi ích của các loại phương tiện giao thông, Biết được ô tô là một loại PTGT đường bộ và biết được lợi ích của ô tô đối với đời sống con người và biết được nơi hoạt động của các loại PTGT đường bộ.
Trẻ 5 tuổi:
- Trẻ biết lợi ích của thuyền, biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ các loại PTGT.
B: NỘI DUNG
PHẦN I : ĐÓN TRẺ.
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày vàtình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn, canh rau xanh hàng ngày cho trẻ. Tuyên truyền phụ huynh chú ý sức khoẻ trẻ trong mùa đông, mặc ấm cho các cháu khi ra khỏi nhà.
- Điểm danh đầu giờ.

PHẦN II: THỂ DỤC SÁNG
Hô hấp 2: Tay 3 : Chân 3 : Bụng 3 : Bật 3.

I.Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô
2. Kĩ năng: Rèn KN khéo léo, nhịp nhàng phối kết hợp bàn tay bàn chân, rèn
kĩ năng vận động, kĩ năng nghe nhạc.
3. Thái độ:Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật.
- Nhạc thể dục bài “Nắng sớm”
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
III. Tổ chức hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Khởi động.






2. Trọng động.
















3. Hồi tĩnh

Cô và trẻ cùng khởi động theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” và kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về xếp thành 3 hàng để tập thể dục.

- Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát “Nắng sớm”.

1.Hô hấp: Hít thở


2. Tay: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Lượng
Dung lượng: 129,23KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)