Giao an ca nha thuong nhau 3-4 tuoi
Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Hưng |
Ngày 05/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: giao an ca nha thuong nhau 3-4 tuoi thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
HOẠT ĐỘNG HỌC
Đề tài: “Cả nhà thương nhau”
Nghe hát : “ Ba ngọn nến lung linh ”
Trò chơi : Ai đoán giỏi
I - Mục đích yêu cầu:
1 - Kiến thức:
- Dạy trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng ,biết vận động nhịp nhàng theo lời bài
" Cả nhà thương nhau" trẻ hứng thú nghe hát “Ba ngọn nến lung linh,”
- Biết chơi trò chơi âm nhạc.
2 - Kỹ năng:
- Trẻ cảm nhận được giai điệu tình cảm mượt mà của bài hát : “ Cả nhà
thương nhau” Nhạc và lời : Phan Văn Minh.
- Rèn kỹ năng hát và vận đông cho trẻ.
3 - .Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quí gia đình của mình và tôn trọng tình cảm bố mẹ dành cho mình, có ý thức tham gia vào giờ học.
II - Chuẩn bị:
- Mũ chóp, sắc xô, phách tre. Đàn
- Tranh ảnh liên quan đến gia đình.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giờ học.
- Bài hát : Cả nhà thương nhau, ba ngọn nến lung linh.
III -Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1 - Hoạt động 1:
Trò chuyện với trẻ về gia đình
- Cô cho trẻ đi từ ngoài vào và cho trẻ biết hôm nay là ngày kỷ niệm 3 năm Hội các gia đình và được tổ chức tại lớp mình đấy.
- Các con hãy nhìn xem trên tường có rất nhiều tranh ảnh đó là những bức tranh nào vậy ?
- Cô cho trẻ xem tranh và kể về nội dung, hình ảnh có trong tranh.
- Các con thấy cảnh gia đình trong bức tranh như thế nào ? ( Trong các bức tranh đều vẽ về gia đình có bố, mẹ và các con… Các thành viên trong gia đình sống hạnh phúc, vui vẻ và đầm ấm )
- Có một bài hát nói về tình cảm của những người thân trong một gia đinh dành cho nhau đấy…
2 - Hoạt động 2:
Dạy trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả.
- Cô hát cùng đàn bài hát : “Cả nhà thương nhau”
- Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô cho trẻ hát 2 - 3 lần
- Cô dặn trẻ chú ý ngắt câu, hát rõ lời thể hiện nhịp điệu tình cảm mượt mà của bài hát.
- Cô cho từng tổ - nhóm - cá nhân lên hát . Trong quá trình trẻ hát cô hỏi trẻ có bao nhiêu bạn hát, nhóm bạn hát là bạn trai hay gái và đếm số bạn lên hát ? cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cả lớp hát 2 lần theo nhạc.
-> Giáo dục trẻ biết yêu quí cha, mẹ và những người thân yêu của mình
3 - Hoạt động 3:
Nghe hát “Ba ngọn nến lung linh"
- Cô giáo có một món quà dành tặng cho gia đình các cháu một bánh sinh nhật kỷ niệm ngày Hội các gia đình. Cô cho trẻ xem, và cô chỉ vào nến có ba màu vàng – xanh - hồng.
- Các con có biết màu vàng là của ai ? ( màu vàng của bố, màu xanh của mẹ, màu hồng là của con đấy.)
- Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. Bài hát nói lên tình cảm của bố mẹ đối với con, yêu thương, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ. Ca khúc có tên “ Ba ngọn nến lung linh” . Nhạc và lời của Phương Thảo - Ngọc Lễ
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 thể hiện minh họa theo bài hát.
- Lần 3 cho trẻ hưởng ứng cùng cô ( cho trẻ đứng cầm tay nhau đứng xung quanh )
- Sau đó, cô giới thiệu trò chơi
Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai đoán giỏi”
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi cách chơi.
- Cách chơi : Cô cho trẻ đội mũ chóp và gọi 1 – 3 trẻ lên hát và hỏi trẻ đội mũ các bạn hát bài gì? hoặc khi cô lắc một dụng cụ âm nhạc cháu đội mũ phải đoán được đó là dụng cụ gì? Bạn nào trả lời chính xác sẽ được nhận quà và bạn nào không trả lời chính xác sẽ phải nhảy lò cò.
- Luật chơi : Bạn nào trả lời không chính xác sẽ phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
* Kết thúc. Cho trẻ đi nhàng và ra chơi
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ tự kể.
- Trẻ nói theo ý hiểu của trẻ
- Trẻ chú ý lắng nghe
Đề tài: “Cả nhà thương nhau”
Nghe hát : “ Ba ngọn nến lung linh ”
Trò chơi : Ai đoán giỏi
I - Mục đích yêu cầu:
1 - Kiến thức:
- Dạy trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng ,biết vận động nhịp nhàng theo lời bài
" Cả nhà thương nhau" trẻ hứng thú nghe hát “Ba ngọn nến lung linh,”
- Biết chơi trò chơi âm nhạc.
2 - Kỹ năng:
- Trẻ cảm nhận được giai điệu tình cảm mượt mà của bài hát : “ Cả nhà
thương nhau” Nhạc và lời : Phan Văn Minh.
- Rèn kỹ năng hát và vận đông cho trẻ.
3 - .Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quí gia đình của mình và tôn trọng tình cảm bố mẹ dành cho mình, có ý thức tham gia vào giờ học.
II - Chuẩn bị:
- Mũ chóp, sắc xô, phách tre. Đàn
- Tranh ảnh liên quan đến gia đình.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giờ học.
- Bài hát : Cả nhà thương nhau, ba ngọn nến lung linh.
III -Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1 - Hoạt động 1:
Trò chuyện với trẻ về gia đình
- Cô cho trẻ đi từ ngoài vào và cho trẻ biết hôm nay là ngày kỷ niệm 3 năm Hội các gia đình và được tổ chức tại lớp mình đấy.
- Các con hãy nhìn xem trên tường có rất nhiều tranh ảnh đó là những bức tranh nào vậy ?
- Cô cho trẻ xem tranh và kể về nội dung, hình ảnh có trong tranh.
- Các con thấy cảnh gia đình trong bức tranh như thế nào ? ( Trong các bức tranh đều vẽ về gia đình có bố, mẹ và các con… Các thành viên trong gia đình sống hạnh phúc, vui vẻ và đầm ấm )
- Có một bài hát nói về tình cảm của những người thân trong một gia đinh dành cho nhau đấy…
2 - Hoạt động 2:
Dạy trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả.
- Cô hát cùng đàn bài hát : “Cả nhà thương nhau”
- Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô cho trẻ hát 2 - 3 lần
- Cô dặn trẻ chú ý ngắt câu, hát rõ lời thể hiện nhịp điệu tình cảm mượt mà của bài hát.
- Cô cho từng tổ - nhóm - cá nhân lên hát . Trong quá trình trẻ hát cô hỏi trẻ có bao nhiêu bạn hát, nhóm bạn hát là bạn trai hay gái và đếm số bạn lên hát ? cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cả lớp hát 2 lần theo nhạc.
-> Giáo dục trẻ biết yêu quí cha, mẹ và những người thân yêu của mình
3 - Hoạt động 3:
Nghe hát “Ba ngọn nến lung linh"
- Cô giáo có một món quà dành tặng cho gia đình các cháu một bánh sinh nhật kỷ niệm ngày Hội các gia đình. Cô cho trẻ xem, và cô chỉ vào nến có ba màu vàng – xanh - hồng.
- Các con có biết màu vàng là của ai ? ( màu vàng của bố, màu xanh của mẹ, màu hồng là của con đấy.)
- Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. Bài hát nói lên tình cảm của bố mẹ đối với con, yêu thương, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ. Ca khúc có tên “ Ba ngọn nến lung linh” . Nhạc và lời của Phương Thảo - Ngọc Lễ
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 thể hiện minh họa theo bài hát.
- Lần 3 cho trẻ hưởng ứng cùng cô ( cho trẻ đứng cầm tay nhau đứng xung quanh )
- Sau đó, cô giới thiệu trò chơi
Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai đoán giỏi”
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi cách chơi.
- Cách chơi : Cô cho trẻ đội mũ chóp và gọi 1 – 3 trẻ lên hát và hỏi trẻ đội mũ các bạn hát bài gì? hoặc khi cô lắc một dụng cụ âm nhạc cháu đội mũ phải đoán được đó là dụng cụ gì? Bạn nào trả lời chính xác sẽ được nhận quà và bạn nào không trả lời chính xác sẽ phải nhảy lò cò.
- Luật chơi : Bạn nào trả lời không chính xác sẽ phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
* Kết thúc. Cho trẻ đi nhàng và ra chơi
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ tự kể.
- Trẻ nói theo ý hiểu của trẻ
- Trẻ chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Việt Hưng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)