Giáo án Âm nhạc: Đường và chân
Chia sẻ bởi đoàn thị phượng |
Ngày 05/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Giáo án Âm nhạc: Đường và chân thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Trường Mẫu Giáo Mỹ Đức.
Lớp Lá 1.
GV: TRẦN THỊ HOA.
GIÁO ÁN THI ĐUA
TÊN HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: HÁT VỖ TAY THEO LỜI CA: ĐƯỜNG VÀ CHÂN
NGHE HÁT: BÉ KHỎE BÉ NGOAN
TRÒ CHƠI: BƯỚC NHẢY HOÀN VŨ
I/- Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát “Đường và chân”.
- Trẻ biết hát kết hợp vỗ tay theo lời ca .
* Kỹ năng:
- Trẻ biết vận động theo nhạc cùng cô và các bạn một cách nhịp nhàng.
- Trẻ hứng thú khi nghe hát và hát phụ họa theo cô bài hát: “Bé khỏe bé ngoan”
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và luật chơi của trò chơi.
* Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
II/- Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc: Trống lắc, phách tre, mõ dừa
- Nhạc, tranh vẽ cảnh bé đến trường.
* Nội dung tích hợp:
- Môi trường xung quanh.
III/. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô trò chuyện với trẻ: và cho xuất hiện bức tranh và đàm thoại với trẻ:
+ Cô có gì đây?
+ Trong tranh vẽ gì?
- Cô tóm ý giáo dục và dẫn vào bài: có một bài hát nói đến một con đường mà hằng ngày các bạn nhỏ đi học, các con lắng nghe cô hát và đoán là bài hát gì nhé.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo lời ca bài “ Đường và chân”
- Cô hát cho trẻ nghe.
- Bạn nào đã đoán ra tên bài hát này?.
- À! Đúng rồi, đó là bài hát “Đường và chân”
- Cả lớp hãy hát thật hay bài hát này nhé.
- Nhóm trai – nhóm gái hát.
- Cô thấy lớp mình ai hát cũng hay, nhưng cô muốn bài hát này hay hơn nên cô sẽ cho các con vỗ tay theo lời ca vào bài hát này nhé.
Các con có đồng ý không?
- Cô hát + vỗ tay theo lời ca lần 1
- Cô hát + vỗ tay lần 2 và giải thích cho trẻ nghe:
Cứ mỗi tiếng của bài hát ứng với 1 vỗ, chú ý trong bài hát có những chỗ hát nhanh, các con vỗ nhanh theo lời bài hát còn chỗ nào hát chậm thì các con vỗ chậm.
- Cả lớp hát + vỗ tay theo lời ca ( 2 lần)
- Nhóm Trai- nhóm gái thực hiện
- Nhưng cô muốn các con dùng nhạc cụ để gõ các con có thích không?
- Cho từng tổ gõ nhạc cụ khác nhau
- Nhóm 4 – 5 trẻ thực hiện.
- Cá nhân hát + gõ nhạc cụ .
- Cả lớp thể hiện vận động trên cơ thể theo từng lời ca của bài hát.
Hoạt động 3: Cô hát cho trẻ nghe bài “ Bé khỏe bé ngoan”
- Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát và cho trẻ đoán tên bài hát.
- Cô giới thiệu tên bài hát và cho trẻ nhắc lại.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 một cách diễn cảm
- Cô tóm tắt nội dung bài hát
- Lần 2 cô mời 1 bạn vừa hát kết hợp với múa theo nhịp bài hát cùng cô.
- Cô nhận xét và động viên trẻ.
* Hoạt động 3: Trò chơi: bước nhảy hoàn vũ
Hôm nay cô sẽ cho các con chơi một trò chơi.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
* Luật chơi: Nếu bạn nào nhảy sai điệu nhạc sẽ bị phạm luật và bị phạt nhảy lò cò.
- Cách chơi: Trẻ đứng lên thành vòng tròn khi nghe nhạc có tiết tấu nhanh thì trẻ nhảy thật nhanh còn khi nghe nhạc có tiết tấu châm thì nhảy chậm theo nhạc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi tùy vào hứng thú của trẻ.
- Cô cho từng tổ chơi thi đua với nhau.
- Cô quan sát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ.
Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Lớp Lá 1.
GV: TRẦN THỊ HOA.
GIÁO ÁN THI ĐUA
TÊN HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: HÁT VỖ TAY THEO LỜI CA: ĐƯỜNG VÀ CHÂN
NGHE HÁT: BÉ KHỎE BÉ NGOAN
TRÒ CHƠI: BƯỚC NHẢY HOÀN VŨ
I/- Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát “Đường và chân”.
- Trẻ biết hát kết hợp vỗ tay theo lời ca .
* Kỹ năng:
- Trẻ biết vận động theo nhạc cùng cô và các bạn một cách nhịp nhàng.
- Trẻ hứng thú khi nghe hát và hát phụ họa theo cô bài hát: “Bé khỏe bé ngoan”
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và luật chơi của trò chơi.
* Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
II/- Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc: Trống lắc, phách tre, mõ dừa
- Nhạc, tranh vẽ cảnh bé đến trường.
* Nội dung tích hợp:
- Môi trường xung quanh.
III/. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô trò chuyện với trẻ: và cho xuất hiện bức tranh và đàm thoại với trẻ:
+ Cô có gì đây?
+ Trong tranh vẽ gì?
- Cô tóm ý giáo dục và dẫn vào bài: có một bài hát nói đến một con đường mà hằng ngày các bạn nhỏ đi học, các con lắng nghe cô hát và đoán là bài hát gì nhé.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo lời ca bài “ Đường và chân”
- Cô hát cho trẻ nghe.
- Bạn nào đã đoán ra tên bài hát này?.
- À! Đúng rồi, đó là bài hát “Đường và chân”
- Cả lớp hãy hát thật hay bài hát này nhé.
- Nhóm trai – nhóm gái hát.
- Cô thấy lớp mình ai hát cũng hay, nhưng cô muốn bài hát này hay hơn nên cô sẽ cho các con vỗ tay theo lời ca vào bài hát này nhé.
Các con có đồng ý không?
- Cô hát + vỗ tay theo lời ca lần 1
- Cô hát + vỗ tay lần 2 và giải thích cho trẻ nghe:
Cứ mỗi tiếng của bài hát ứng với 1 vỗ, chú ý trong bài hát có những chỗ hát nhanh, các con vỗ nhanh theo lời bài hát còn chỗ nào hát chậm thì các con vỗ chậm.
- Cả lớp hát + vỗ tay theo lời ca ( 2 lần)
- Nhóm Trai- nhóm gái thực hiện
- Nhưng cô muốn các con dùng nhạc cụ để gõ các con có thích không?
- Cho từng tổ gõ nhạc cụ khác nhau
- Nhóm 4 – 5 trẻ thực hiện.
- Cá nhân hát + gõ nhạc cụ .
- Cả lớp thể hiện vận động trên cơ thể theo từng lời ca của bài hát.
Hoạt động 3: Cô hát cho trẻ nghe bài “ Bé khỏe bé ngoan”
- Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát và cho trẻ đoán tên bài hát.
- Cô giới thiệu tên bài hát và cho trẻ nhắc lại.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 một cách diễn cảm
- Cô tóm tắt nội dung bài hát
- Lần 2 cô mời 1 bạn vừa hát kết hợp với múa theo nhịp bài hát cùng cô.
- Cô nhận xét và động viên trẻ.
* Hoạt động 3: Trò chơi: bước nhảy hoàn vũ
Hôm nay cô sẽ cho các con chơi một trò chơi.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
* Luật chơi: Nếu bạn nào nhảy sai điệu nhạc sẽ bị phạm luật và bị phạt nhảy lò cò.
- Cách chơi: Trẻ đứng lên thành vòng tròn khi nghe nhạc có tiết tấu nhanh thì trẻ nhảy thật nhanh còn khi nghe nhạc có tiết tấu châm thì nhảy chậm theo nhạc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi tùy vào hứng thú của trẻ.
- Cô cho từng tổ chơi thi đua với nhau.
- Cô quan sát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ.
Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: đoàn thị phượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)