Giáo an âm nhạc dạy VĐ vỗ tay theo nhịp cả nhà thương nhau
Chia sẻ bởi Phạm Thị Sinh |
Ngày 05/10/2018 |
77
Chia sẻ tài liệu: Giáo an âm nhạc dạy VĐ vỗ tay theo nhịp cả nhà thương nhau thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tên hoạt động: Âm nhạc
Tên đề tài : DVĐ “Cả nhà thương nhau” (cs 101)
NH: Niềm vui gia đình
TCÂN: Tai ai tinh
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ 3: Trẻ biết vỗ tay đúng nhịp bài hát cả nhà thương nhau” theo cô.
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát cả nhà thương nhau.
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết vỗ tay theo đúng nhịp bài hát “ Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan Văn Minh một cách thành thạo.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng ca hát và vỗ tay đúng nhịp cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Máy tính, ti vi, loa, nhạc bài hát: “ Cả nhà thương nhau” , “ Niềm vui gia đình”
- Mũ âm nhạc, xắc xô, mũ thỏ đủ cho trẻ
III. Tiến trình
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài ( 3 phút)
Chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé yêu âm nhạc” với chủ đề “Gia đình thân yêu” của bé ngày hôm nay.
- Đến với chương trình ngày hôm nay cô Thỏ Ngọc xin chân trọng giới thiệu các vị đại biểu…. và một thành phần không thể thiếu đó là sự có mặt của 3 gia đình:
+ Gia đình Thỏ Trắng
+ Gia đình Thỏ Nâu
+ Gia đình Thỏ Hồng
- Chương trình: “Bé yêu âm nhạc” hôm nay gồm 3 phần:
+ Phần thứ nhất: Tài năng âm nhạc
+ Phần thứ hai: Trò chơi âm nhạc
+ Phần thứ ba: Quà tặng âm nhạc
2. Phát triển bài ( 25 phút)
- Mở màn cho chương trình âm nhạc ngày hôm nay, chúng ta sẽ đến với phần chơi: “Tài năng âm nhạc” ở phần chơi này ban tổ chức tặng cho chúng mình một món quà( Cô bật nhạc bài “ Cả nhà thương nhau”)
+ Chúng mình vừa nghe giai điệu của bài hát gì?
+ Bài hát của tác giả nào?
- Để cho không khí sôi động hơn, cô Thỏ Ngọc xin mời các gia đình đứng lên hát bài hát này.
- Bài hát cả nhà thương nhau nói về tình cảm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau rất gần gũi và thân thương. Để tình yêu đó thể hiện một một các trọn vẹn hơn cô sẽ vừa hát và vỗ tay theo nhịp bài hát này.
* Cô VTTN mẫu
+ Cô VTTN trước cho trẻ quan sát 1 lần
Bây giờ chúng mình sẽ cùng thể hiện tài năng âm nhạc của mình bằng cách vỗ tay theo nhịp bài hát “ Cả nhà thương nhau”, để thể hiện tốt tài năng đó chúng mình hãy quan sát cô Thỏ Ngọc hướng dẫn nhé!
+ Cô VTTN lần 2 kết hợp phân tích động tác:
Đầu tiên cô mở tay ra, khi bắt đầu vào nhịp cô sẽ vỗ tay vào từ đầu tiên và mở ra ở từ tiếp theo. Sau đó vỗ vào, mở ra theo nhịp 1, 2. Cứ như vậy cô vỗ tay đến hết lời bài hát.
* Cho trẻ thực hiện VTTN
- Trước khi bước vào phần thể hiện tài năng của các gia đình, thì các gia đình sẽ phải luyện tập thật chăm chỉ. Cho cả lớp VTTN 2 lần ( Thay đổi các hình thức)
- Cô Thỏ Ngọc xin mời phần thể hiện tài năng âm nhạc của các gia đình Thỏ. (Mỗi tổ VTTN 1 lần)
- Đại diện các thành viên trong các gia đình sẽ lên giao lưu.
+ 4 nhóm trẻ lên VTTN( Nhóm trẻ 5 tuổi, 4 tuổi, 3 tuổi và nhóm 5 tuổi lên vỗ tay cùng xắc xô)
+ Cá nhân nhân trẻ lên VTTN (3 trẻ ở 3 độ tuổi)
- Cô tổ chức cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa vỗ tay theo nhịp bài hát, sau đó trở về chỗ của mình
- Cô nhận xét khen trẻ, chú ý sửa sai cho trẻ.
b. Trò chơi: “ Tai ai tinh”
- Các gia đình đã thể hiện rất xuất sắc tài năng của mình rồi và tiếp theo xin mời các gia đình sẽ đến với phần hai của chương trình đó là phần chơi ‘ Trò chơi âm nhạc”
- Với phần trò chơi âm nhạc này các thành viên gia đình sẽ phải đội mũ âm nhạc và đoán tên bạn hát. Nếu bạn nào không đoán được đúng tên bạn sẽ phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi ( 3 – 4 lần, chú ý gọi trẻ ở cả 3 độ tuổi).
c. Nghe hát “ Niềm vui gia đình”
- Xin mời các gia đình bước vào phần thứ 3: “ Quà tặng âm
Tên hoạt động: Âm nhạc
Tên đề tài : DVĐ “Cả nhà thương nhau” (cs 101)
NH: Niềm vui gia đình
TCÂN: Tai ai tinh
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ 3: Trẻ biết vỗ tay đúng nhịp bài hát cả nhà thương nhau” theo cô.
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát cả nhà thương nhau.
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết vỗ tay theo đúng nhịp bài hát “ Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan Văn Minh một cách thành thạo.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng ca hát và vỗ tay đúng nhịp cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Máy tính, ti vi, loa, nhạc bài hát: “ Cả nhà thương nhau” , “ Niềm vui gia đình”
- Mũ âm nhạc, xắc xô, mũ thỏ đủ cho trẻ
III. Tiến trình
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài ( 3 phút)
Chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé yêu âm nhạc” với chủ đề “Gia đình thân yêu” của bé ngày hôm nay.
- Đến với chương trình ngày hôm nay cô Thỏ Ngọc xin chân trọng giới thiệu các vị đại biểu…. và một thành phần không thể thiếu đó là sự có mặt của 3 gia đình:
+ Gia đình Thỏ Trắng
+ Gia đình Thỏ Nâu
+ Gia đình Thỏ Hồng
- Chương trình: “Bé yêu âm nhạc” hôm nay gồm 3 phần:
+ Phần thứ nhất: Tài năng âm nhạc
+ Phần thứ hai: Trò chơi âm nhạc
+ Phần thứ ba: Quà tặng âm nhạc
2. Phát triển bài ( 25 phút)
- Mở màn cho chương trình âm nhạc ngày hôm nay, chúng ta sẽ đến với phần chơi: “Tài năng âm nhạc” ở phần chơi này ban tổ chức tặng cho chúng mình một món quà( Cô bật nhạc bài “ Cả nhà thương nhau”)
+ Chúng mình vừa nghe giai điệu của bài hát gì?
+ Bài hát của tác giả nào?
- Để cho không khí sôi động hơn, cô Thỏ Ngọc xin mời các gia đình đứng lên hát bài hát này.
- Bài hát cả nhà thương nhau nói về tình cảm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau rất gần gũi và thân thương. Để tình yêu đó thể hiện một một các trọn vẹn hơn cô sẽ vừa hát và vỗ tay theo nhịp bài hát này.
* Cô VTTN mẫu
+ Cô VTTN trước cho trẻ quan sát 1 lần
Bây giờ chúng mình sẽ cùng thể hiện tài năng âm nhạc của mình bằng cách vỗ tay theo nhịp bài hát “ Cả nhà thương nhau”, để thể hiện tốt tài năng đó chúng mình hãy quan sát cô Thỏ Ngọc hướng dẫn nhé!
+ Cô VTTN lần 2 kết hợp phân tích động tác:
Đầu tiên cô mở tay ra, khi bắt đầu vào nhịp cô sẽ vỗ tay vào từ đầu tiên và mở ra ở từ tiếp theo. Sau đó vỗ vào, mở ra theo nhịp 1, 2. Cứ như vậy cô vỗ tay đến hết lời bài hát.
* Cho trẻ thực hiện VTTN
- Trước khi bước vào phần thể hiện tài năng của các gia đình, thì các gia đình sẽ phải luyện tập thật chăm chỉ. Cho cả lớp VTTN 2 lần ( Thay đổi các hình thức)
- Cô Thỏ Ngọc xin mời phần thể hiện tài năng âm nhạc của các gia đình Thỏ. (Mỗi tổ VTTN 1 lần)
- Đại diện các thành viên trong các gia đình sẽ lên giao lưu.
+ 4 nhóm trẻ lên VTTN( Nhóm trẻ 5 tuổi, 4 tuổi, 3 tuổi và nhóm 5 tuổi lên vỗ tay cùng xắc xô)
+ Cá nhân nhân trẻ lên VTTN (3 trẻ ở 3 độ tuổi)
- Cô tổ chức cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa vỗ tay theo nhịp bài hát, sau đó trở về chỗ của mình
- Cô nhận xét khen trẻ, chú ý sửa sai cho trẻ.
b. Trò chơi: “ Tai ai tinh”
- Các gia đình đã thể hiện rất xuất sắc tài năng của mình rồi và tiếp theo xin mời các gia đình sẽ đến với phần hai của chương trình đó là phần chơi ‘ Trò chơi âm nhạc”
- Với phần trò chơi âm nhạc này các thành viên gia đình sẽ phải đội mũ âm nhạc và đoán tên bạn hát. Nếu bạn nào không đoán được đúng tên bạn sẽ phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi ( 3 – 4 lần, chú ý gọi trẻ ở cả 3 độ tuổi).
c. Nghe hát “ Niềm vui gia đình”
- Xin mời các gia đình bước vào phần thứ 3: “ Quà tặng âm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Sinh
Dung lượng: 75,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)