Giao an
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hiền |
Ngày 05/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: giao an thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN
THI TAY NGHỀ GIÁO VIÊN CẤP TRƯỜNG LẦN 2
NĂM HỌC 2013-204
Đề tài : Đo dung tích các vật và so sánh kết quả đo
Lĩnh vực phát triển Nhận thức
Độ tuổi: 5 tuổi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết được ý nghĩa của phép đo và sự khác nhau về dung tích của 3 đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: Ước lượng bằng mắt, dùng một đơn vị đo và diễn đạt kết quả đo.
- Biết luật cách chơi và luật chơi khi tham gia trò chơi.
- Rèn kỹ năng đong, đo dung tích, đánh dấu, sự khéo léo của đôi bàn tay
- Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm, hợp tác cùng bạn.
II. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ 3 chai nhựa trong suốt có hình dạng kích khác nhau. 3 chiếc bình lớn có kích thước khác nhau.
- Các ca nhỏ giống nhau về kích thước, phễu rót nước, chậu đựng nước
- Thẻ số từ 1-9
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Cùng vui chơi
- Cô tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi:” Trời mưa”( Mưa to- mưa nhỏ). Trò chuyện về các nguồn nước, ích lợi của nước.
- Cô dẫn dắt trẻ đến nội dung bài dạy: Nước và những chiếc chai nhựa
2. Hoạt động 2: Ôn so sánh chiều cao của 3 đối tượng
- Cô cho trẻ quan sát 3 chiếc chai nhựa có gắn số 1,2,3
+ Cho trẻ nhận xét về chiều cao của 3 chai theo thứ tự tăng dần
+ Cho trẻ xếp ngược lại.
- Cô dẫn dắt gợi ý trẻ: 3 chiếc chai có hinh dạng và chiều cao khác nhau, khi đổ lượng nước vào điều gì sẽ xảy ra.
3. Hoạt động 3: Đo dung tích và so sánh phép đo
- Trẻ quan sát 3 chiếc chai của cô,
+ Nhận xét về kích thước và hinh dạng của 3 chai ?
+ Nhìn bằng mắt các con có thể so sánh dung tích của 3 chai này không?
+ Có thể dùng vật gì để đong nước vào chai? Ca đó gọi là gì? ( ca đo)
- Cô thực hiện thao tác đong nước bằng ca vào chai, vừa làm cô vừa phân tích: Cô đong vào hai thứ nhất, khi dong được 1 ca cô dùng bút vạch ngang mực nước vừa đong vào bên ngoài chai nhựa, tiếp tục như thế cô đong nước từng ca và đánh dấu mực nước cho đến khi nước trong chai đầy lên.
+ Cô cho cả lớp đếm số vạch đã đánh dấu và gắn số tương ứng
+ Đọc kết quả vừa đong được. cô nhấn mạnh kết quả: Dung tích của chai thứ nhất bằng 3 lần ca đo.
- Cho trẻ lên đong nước vào 2 chai còn lại(2 chai có kích thước dài hơn chai thứ , chai thứ 3 cao hơn chai thứ 2. Cô nhắc trẻ thao tác đong dung tích: đong nước cẩn thận, không để nước chảy ra ngoài làm sai kết quả)
+ Cô cho trẻ nhận xét kết quả đo của 2 chai ( bằng bao nhiêu lần ca đo), so sánh với chai thứ nhất( so sánh số lần đong ca nước vào các chai thông qua cách đếm các vạch.). Gọi tên kết quả: Lớn nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất
+ Cô đánh giá nhận xét chung: 3 chai không giống nhau về kích thước và chiều cao nên dung tích của chúng khác nhau( Cô cho trẻ nhắc lại kết quả so sánh)
- Trẻ thực hiện đo dung tích theo nhóm: Cô chia lớp thành 3 nhóm trẻ. mỗi nhóm có đầy đủ đồ dùng cho mỗi trẻ thực hiện thao tác đo dung tích.( trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát các nhóm)
+ Trẻ đọc kết quả đo dung tích của 3 chai, so sánh 3 kết quả đó, nêu cách đo của mình? tại sao lại có sự khác nhau?
+ Cô kiểm chứng lại và nhấn mạnh lại kết quả đo của trẻ.
4. Hoạt động 4: Bé tham gia trò chơi
- Cô tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi “ Chung sức”. Các thành viên trong mỗi nhóm có nhiệm vụ dùng 1 chiếc ca đong nước vào 3 chiếc bình lớn có kích thước khác nhau ( Mỗi đội sẽ thảo luận và tự chọn một chiếc bình cho đội mình). Sau thời gian là một bản nhạc đội nào đong đầy chai nhanh nhất, không làm đổ nước ra ngoài, các vạch đo rõ ràng và đọc được kết quả đo đội đó đã hoàn thành nhiệm vụ.
+ 3 đội tham gia trò chơi, thảo luận chọn bình cho đội mình
+ Lần lượt các trẻ ở mỗi đội thực hiện thao tác đong nước vào bình.
+ Các đội đọc kết quả đo được.
- Trẻ nhận xét về 3 kết quả đo đó( Không giống nhau)
THI TAY NGHỀ GIÁO VIÊN CẤP TRƯỜNG LẦN 2
NĂM HỌC 2013-204
Đề tài : Đo dung tích các vật và so sánh kết quả đo
Lĩnh vực phát triển Nhận thức
Độ tuổi: 5 tuổi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Miền
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết được ý nghĩa của phép đo và sự khác nhau về dung tích của 3 đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: Ước lượng bằng mắt, dùng một đơn vị đo và diễn đạt kết quả đo.
- Biết luật cách chơi và luật chơi khi tham gia trò chơi.
- Rèn kỹ năng đong, đo dung tích, đánh dấu, sự khéo léo của đôi bàn tay
- Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm, hợp tác cùng bạn.
II. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ 3 chai nhựa trong suốt có hình dạng kích khác nhau. 3 chiếc bình lớn có kích thước khác nhau.
- Các ca nhỏ giống nhau về kích thước, phễu rót nước, chậu đựng nước
- Thẻ số từ 1-9
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Cùng vui chơi
- Cô tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi:” Trời mưa”( Mưa to- mưa nhỏ). Trò chuyện về các nguồn nước, ích lợi của nước.
- Cô dẫn dắt trẻ đến nội dung bài dạy: Nước và những chiếc chai nhựa
2. Hoạt động 2: Ôn so sánh chiều cao của 3 đối tượng
- Cô cho trẻ quan sát 3 chiếc chai nhựa có gắn số 1,2,3
+ Cho trẻ nhận xét về chiều cao của 3 chai theo thứ tự tăng dần
+ Cho trẻ xếp ngược lại.
- Cô dẫn dắt gợi ý trẻ: 3 chiếc chai có hinh dạng và chiều cao khác nhau, khi đổ lượng nước vào điều gì sẽ xảy ra.
3. Hoạt động 3: Đo dung tích và so sánh phép đo
- Trẻ quan sát 3 chiếc chai của cô,
+ Nhận xét về kích thước và hinh dạng của 3 chai ?
+ Nhìn bằng mắt các con có thể so sánh dung tích của 3 chai này không?
+ Có thể dùng vật gì để đong nước vào chai? Ca đó gọi là gì? ( ca đo)
- Cô thực hiện thao tác đong nước bằng ca vào chai, vừa làm cô vừa phân tích: Cô đong vào hai thứ nhất, khi dong được 1 ca cô dùng bút vạch ngang mực nước vừa đong vào bên ngoài chai nhựa, tiếp tục như thế cô đong nước từng ca và đánh dấu mực nước cho đến khi nước trong chai đầy lên.
+ Cô cho cả lớp đếm số vạch đã đánh dấu và gắn số tương ứng
+ Đọc kết quả vừa đong được. cô nhấn mạnh kết quả: Dung tích của chai thứ nhất bằng 3 lần ca đo.
- Cho trẻ lên đong nước vào 2 chai còn lại(2 chai có kích thước dài hơn chai thứ , chai thứ 3 cao hơn chai thứ 2. Cô nhắc trẻ thao tác đong dung tích: đong nước cẩn thận, không để nước chảy ra ngoài làm sai kết quả)
+ Cô cho trẻ nhận xét kết quả đo của 2 chai ( bằng bao nhiêu lần ca đo), so sánh với chai thứ nhất( so sánh số lần đong ca nước vào các chai thông qua cách đếm các vạch.). Gọi tên kết quả: Lớn nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất
+ Cô đánh giá nhận xét chung: 3 chai không giống nhau về kích thước và chiều cao nên dung tích của chúng khác nhau( Cô cho trẻ nhắc lại kết quả so sánh)
- Trẻ thực hiện đo dung tích theo nhóm: Cô chia lớp thành 3 nhóm trẻ. mỗi nhóm có đầy đủ đồ dùng cho mỗi trẻ thực hiện thao tác đo dung tích.( trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát các nhóm)
+ Trẻ đọc kết quả đo dung tích của 3 chai, so sánh 3 kết quả đó, nêu cách đo của mình? tại sao lại có sự khác nhau?
+ Cô kiểm chứng lại và nhấn mạnh lại kết quả đo của trẻ.
4. Hoạt động 4: Bé tham gia trò chơi
- Cô tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi “ Chung sức”. Các thành viên trong mỗi nhóm có nhiệm vụ dùng 1 chiếc ca đong nước vào 3 chiếc bình lớn có kích thước khác nhau ( Mỗi đội sẽ thảo luận và tự chọn một chiếc bình cho đội mình). Sau thời gian là một bản nhạc đội nào đong đầy chai nhanh nhất, không làm đổ nước ra ngoài, các vạch đo rõ ràng và đọc được kết quả đo đội đó đã hoàn thành nhiệm vụ.
+ 3 đội tham gia trò chơi, thảo luận chọn bình cho đội mình
+ Lần lượt các trẻ ở mỗi đội thực hiện thao tác đong nước vào bình.
+ Các đội đọc kết quả đo được.
- Trẻ nhận xét về 3 kết quả đo đó( Không giống nhau)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiền
Dung lượng: 67,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)