Giao an

Chia sẻ bởi Ma Thị Chiêm | Ngày 05/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: giao an thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

TUẦN 19

CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÁC PHONG TỤC NGÀY TẾT.

Ngày soạn: 07 / 01 / 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 09 / 01 / 2012
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Truyện: SỰ TÍCH BÁNH TRƯNG, BÁNH GIẦY.

I. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật, hiểu nội dung câu truyện.
- Trẻ biết được một số phong tục tập quán của người Việt Nam trong ngày Tết Nguyên Đán.
- Làm quen với một số cách thức làm bánh ngày tết.
- Phát triển khả năng sáng tạo, phán đoán tưởng tượng của trẻ, phát triển kĩ năng ghi nhớ.
- Giáo dục trẻ lòng yêu mến, tự hào và biết giữ gìn phong tục tập quán của người Việt Nam.
- Trẻ cần đạt 75 – 80%.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô:
+ Tranh vẽ minh hoạ câu truyện.
+ Một số tranh vẽ về ngày Tết treo sẵn ở góc.
2. Chuẩn bị của trẻ: Đất nặn
III. Tiến hành

Hoạt động của cô.
Hoạt động của cô.

1. Hoạt động 1.
- Cho trẻ quan sát và nhận xét một số tranh vẽ về ngày Tết.
2. Hoạt động 2.
- Giới thiệu câu truyện: Sự tích bánh chưng, bánh dày.
- Cô kể truyện lần một. Nhắc lại tên truyện.
- Đưa tranh minh họa câu truyện ra yêu cầu trẻ quan sát và nhận xét tranh:
+ Tranh vẽ gì?
+ Trong tranh mọi người đang làm gì?
- Cô kể lần hai theo tranh minh hoạ.
+ Hỏi trẻ: Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? Câu truyện kể về điều gì?
- Giảng nội dung truyện: Câu truyện cho chúng ta biết về sự ra đời của bánh chưng và bánh dày. Ca ngợi sự thông minh sáng tạo của những người nông dân, họ đã nghĩ ra cách làm hai thứ bánh thơm ngon và có ý nghĩa sâu xa.
- Cho trẻ kể cùng cô theo tranh minh họa 1 lần.
- Trích dẫn và đàm thoại ( Cô kể lại từng đoạn của câu truyện):
+ Tác giả kể về các người con của Vua Hùng như thế nào?
+ Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào?
+ Vua Hùng đã nói gì với các con của mình?
Là những hình ảnh về gia đình vua Hùng Vương thứ sáu. Vào dịp cuối năm vua Hùng đã nói với các con là ai có của ngon vật lạ nhất đem đến để tế trời, đất thì sẽ được nhường ngôi.( “ngày xửa ngày xưa...thì sẽ được nhường ngôi”)
+ Các hoàng tử đã làm thế nào để có lễ vật dâng lên vua cha?
+ Khi nghe vua cha nói mỗi người tìm lễ vật thì Lang Liêu như thế nào?
+ Lang Liêu lấy gì để làm hai thứ bánh?
Các hoàng tử đi tìm quà dâng lên vua cha. Các hoàng tử đi khắp bốn phương để tìm lễ vật, còn Lang Liêu thì boăn khoăn không biết tìm vật gì để dâng vua cha và một hôm khi đi thăm cánh đồng Lang Liêu đã nghĩ ra sẽ dùng gạo nếp để làm hai thứ bánh.
+ Lang Liêu đã làm bánh giầy như thế nào?
+ Lang Liêu đã làm bánh chưng như thế nào?
Cách làm bánh chưng và bánh giầy. Lang Liêu làm bánh giầy bằng cách lấy gạo nếp vo kĩ, đồ xôi rồi cho vào cối giã thật mịn rồi nặn thành hình tròn, còn bánh trưng thì lấy lá dong gói gạo nếp sống, lấy thịt lợn và đỗ xanh làm nhân bánh gói thành hình vuông.
+ Vua Hùng đặt tên cho hai loại bánh là gì?
+ Thứ bánh hình tròn là gọi là gì?
+ Thứ bánh hình vuông có tên là gì?
+ Vua cha đã nhường ngôi cho ai?
Không khí của ngày hội đầu năm. Vua Hùng đã chọn hai thứ bánh của Lang Liêu làm lễ vật tế trời đất và đặt tên cho bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh trưng rồi nhường ngôi cho Lang Liêu.
+ Ai là người đầu tiên nghĩ ra cách làm bánh chưng, bánh giầy?
+ Qua câu truyện này chúng ta cần học tập ai?
- Giáo dục trẻ lòng yêu mến, tự hào và biết giữ gìn phong tục tập quán của người Việt Nam.
- Cô cùng trẻ kể diễn cảm câu truyện 1 lần.
- Trò chơi : Thi nặn bánh.
+ Cách chơi: Cho 2 đội ( mỗi đội 3 trẻ) lên thi đua nhau nặn bánh hình bánh chưng và hình bánh dày. Đội nào nặn được nhiều bánh và đẹp sẽ thắng. Thời gian chơi là bài hát “ Sắp đến Tết rồi”.
+ Cho trẻ chơi 2 lần.
3. Hoạt động 3.
- Hỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ma Thị Chiêm
Dung lượng: 380,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)