Giáo án

Chia sẻ bởi Phùng Thị Mến | Ngày 05/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: giáo án thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN HÈ 2016
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: truyện: “ Sự tích bách chưng bánh dày”
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian: 30- 35 phút
1. Kiến thức mong đợi
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện tên các nhân vật trong truyện.
- Hiểu được nội dung câu chuyện và biết được phong tục tập tập quán của quê hương.
* Kỹ năng
- Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ và biết kể chuyện lại theo tranh.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ giữ gìn phong tục tập quán của quê hương, chăm chỉ lao động.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
2. Chuẩn bị
- Giáo án trình chiếu power.
- Tranh cho trẻ kể lại chuyện
- Dụng cụ gói bánh chưng bánh dày.
3 Tiến hành:
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ

* Ổn định gây hứng thú.
- Loa loa loa các con ơi, hôm nay tại sân vận động xã nhà có tổ chức hội chợ ngày tết quê em, bây giờ cô cháu mình cùng đi xem nào?
- Cô cháu bên nhau vận động theo băng đài bài hát “ Bánh chưng xanh” đi vòng tròn đến tham quan chợ ngày tết qua mô hình và trò chuyện cùng trẻ.
+ Các con có nhận xét gì về hội chợ này?
+ Ở gian hàng này có những sản phẩm gì?
+Vì sao lại có nhiều bánh chưng và bánh dày vào dịp tết như vậy?
Cô tổng hợp ý trẻ: Để biết được vì sao ngày tết gia đình nào cũng có nhiều loại bánh chưng và bánh dày như vậy thì bây giờ các con hãy lắng nghe cô kể 1 câu chuyện nhé!
* Trọng tâm:
- Cô kể chuyện lần 1: kể diễn cảm qua giọng nói
+ Cho trẻ đặt tên truyện
+ Cô cùng trẻ thống nhất tên truyện: “ Sự tích bánh chưng bánh dày”
- Cô kể chuyện lần 2: Qua màn chiếu
- Đàm thoại trích dẫn làm rõ ý
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?

+ Câu chuyện do ai kể lại?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Lang Liêu là một hoàng tử như thế nào?
+Khi sức khỏe của nhà vua đã yếu dần thì nhà vua có ý định gì?
Cô trích dẫn: “ Vào 1 năm khi Hùng Vương…. truyền ngôi cho”
+ Sau khi nghe lời vua các các hoàng tử đã làm gì?
Cô trích dẫn: “ vâng lời vua… sinh sống”
+ Hoàng tử Lang Liêu đã nói gì với vợ?

+ Khi nằm ngủ Lang Liêu đã mơ thấy ai?
+ Bà tiên đã nói gì với Lang liêu?

+Hoàng tử Lang Liêu đã thực hiện lời dặn của bà tiên như thế nào?
Cô trích dẫn: “ Này con mọi thứ…. lời dặn ấy”
+ Đến ngày hội các hoàng tử và Lang Liêu đã dâng lên vua cha những gì?
Cô trích dẫn: “ Đến ngày hội…mơ thấy”
+ Khi thưởng thức bánh nhà vua thấy bánh ngon và ý nghĩa nên nhà vua đã chọn ai?
Cô trích dẫn: “ Đây là thứ bánh ngon… trời đất”
+ Vì sao nhà vua lại truyền ngôi cho Lang Liêu?
+ Qua câu chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao?

* Giải thích từ khó:
+ “Tế trời đất”: nghĩa là cúng lễ vật trên bàn thờ
+ “Cho vời đông đủ”: Cho gọi tất cả các Hoàng tử về
Giáo dục trẻ: Luôn quý trọng hạt gạo vì hạt gạo đã nuôi sống con người, biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Lần 3: Cô làm người dẫn truyện cho trẻ kể chuyện lại theo tranh.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

* Vận động nhẹ : Cô cho trẻ đứng dậy làm động tác giã gạo
* Kết thúc: Cho trẻ về góc tập gói bánh chưng (cô bao quát, nhận xét tuyên dương trẻ).


- Trẻ hát và vận động lời bài hát đi thamquan mô hình chợ ngày tết quê em.



- Trẻ nhận xét
- Có nhiều bánh chưng bánh dày
- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe.




- Trẻ lắng nghe

- Trẻ cùng cô thống nhất tên truyện

- Trẻ lắng nghe và quan sát

- Câu chuyện “ Sự tích bánh chưng bánh dày”
- ChúTạ Thúc Bình kể lại
- Nhà vua, các hoàng tử, Lang Liêu…
- Chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng
- Truyền ngôi cho các con



- Các hoàng tử đi tìm của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Thị Mến
Dung lượng: 26,08KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)