GIAI PHAP HUU ICH - XOA TRE SUY DINH DUONG

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải | Ngày 05/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: GIAI PHAP HUU ICH - XOA TRE SUY DINH DUONG thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
XÓA TRẺ SUY DINH DƯỠNG

( ( (

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ em Việt Nam. Thể chất là một trong bốn yếu tố cơ bản, có tác động hữu cơ với nhau. Muốn có sự phát triển tốt về thể chất thì ngay từ nhỏ, lứa tuổi mầm non, trẻ phải đạt được các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng theo độ tuổi, không bị suy dinh dưỡng.
Trong những năm học gần đây, chất lượng sức khỏe trẻ của trường tiểu học Mỹ Đức ở đầu năm học rất thấp, trẻ bị suy dinh dưỡng còn chiếm tỉ lệ cao. Vì vậy công tác xóa trẻ suy dinh dưỡng luôn là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của mỗi năm học, nội dung quan trọng trong công tác chuyên môn hàng tháng.
Xác định được đây là một vấn đề cấp thiết, bằng kinh nghiệm đã thực hiện ở năm học 2007 – 2008, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp hữu ích : Một số giải pháp xóa trẻ suy dinh dưỡng nhằm từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ngành học mầm non.
2. Cơ sở lí luận
Trên thực tế, việc quan tâm chăm sóc nâng cao sức khỏe cho trẻ và xóa trẻ suy dinh dưỡng luôn là mối quan tâm của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Vì nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, có sức khỏe yếu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và các cơ quan khác của cơ thể trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc vui chơi, học tập vì cơ thể không đủ năng lượng để đáp ứng các nhu cầu hoạt động dẫn đến trẻ ít tham gia hoạt động, ít tập trung chú ý, tò mò khám phá, nhiều lo lắng, hay nghỉ học, chậm thích nghi với môi trường, thời tiết thay đổi. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường thiếu máu, thể lực kém làm hạn chế nhận biết, kĩ năng nói, tính toán và giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, khả năng đề kháng, miễn dịch kém hơn nên trẻ hay mắc bệnh tật.
Trong đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo có xác định mục tiêu: “ Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phấn đấu giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 12% năm 2010 và dưới 10% năm 2015”.
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 ngành học mầm non của Phòng Giáo dục và đào tạo đã yêu cầu: “ Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân và phòng dịch bệnh cho trẻ … Phấn đấu giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 10%, giảm từ 2 - 3% so với năm học trước và giảm 4 - 5% so với đầu năm học”.
3. Cơ sở thực tiễn
3.1. Thực trạng:
Là địa phương thuộc khu vực kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Điều kiện kinh tế của đa số gia đình trẻ còn chưa được ổn định nên việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho các cháu còn nhiều hạn chế. Ngay từ nhỏ, ở gia đình, đa số trẻ không được chăm sóc chu đáo. Cha mẹ thường đi làm từ sáng sớm, một số trẻ ở nhà với anh, chị cũng đang còn nhỏ nên việc chăm sóc, ăn uống và giữ vệ sinh phòng bệnh cho trẻ chưa được tốt.
Chất lượng sức khỏe trẻ đầu năm học 2007 - 2008 ( tính đến tháng 9 năm 2007) của lớp Mẫu giáo D rất thấp, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao, trong 27 trẻ được cân, đo và theo dõi trên biểu đồ tăng trưỡng cho thấy:
- Số cháu có sức khỏe ở kênh A là 16 cháu, đạt tỉ lệ 59,3%.
- Số cháu có sức khỏe ở kênh B là 9 cháu, chiếm tỉ lệ 33,3% ( SDD độ 1 ).
- Số cháu có sức khỏe ở kênh C là 2 cháu, chiếm tỉ lệ 7,4% ( SDD độ 2 ).
Cụ thể một số cháu như sau:

TT
Họ và tên trẻ
Tháng năm sinh
C.Nặng
( kg )
C.Cao
( cm )
Kênh
Ghi chú

1
Ka
Hà
02 - 2002
12,4
92
C


2
Ka
Nhung
05 - 2002
13,8
98
B


3
Ka
Sa Ly
03 - 2002
11,2
87
C


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: 77,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)