Giai phap huu ich

Chia sẻ bởi Kơ Să K' Yên | Ngày 05/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Giai phap huu ich thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


TRÚC ĐỀ TÀI


I-PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Cơ sở lý luận và lý do chọn đề tài
2/ Mục đích của đề tài
II-THỰC TRẠNG
1/ Thuận lợi
2/ Khó khăn
III- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
IV- XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1/ Nhiệm vụ của cô
2/Làm đồ dùng- đồ chơi và tổ chức trò chơi
3 / Một số giải pháp thực hiện dạy trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số múa theo nhạc có lời:
-Phương pháp làm mẫu
-Phương pháp dùng lời
-Phương pháp bắt chước, luyện tập
-Phương pháp thường xuyên tiếp xúc
4/Một số hình thức tổ chức thực hiện
-Bước 1: Làm quen
-Bước 2:Luyện tập
-Bước 3: Ôn tập
5/GV phối kết hợp với phụ huynh
VI- KẾT QUẢ
VII-BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VIII-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận
2/Kiến nghị
IX-XẾP LOẠI
X-TÀI LIỆU THAM KHẢO













I/ PHẦN MỞ ĐẦU :
1 / Cơ sở lý luận và lý do lựa chọn đề tài :
Âm là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh cùng với các yếu tố diễn tả âm nhạc như: giai điệu âm sắc, cường độ, hòa âm, cách cấu tạo hình thức…bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của các tình cảm và ý tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất. Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động của con người và hỗ trợ lại để con người sản xuất và sáng tạo. Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống.
Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người những rung cảm hết sức tế nhị của niềm vui, đau khổ, day dứt, suy tư, ước vọng…đối với các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ trong đời sống một cách đầy đủ và đa dạng. Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Múa là một bộ môn nghệ thuật dùng động tác, tư thế của thân thể con người, có tính tiết tấu và tạo hình để biểu hiện tư tưởng tình cảm. Múa phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội: Từ động tác giã gạo, chèo đò…cho đến việc diễn tả tâm tư, tình cảm. Múa không thể tách rời âm nhạc được. Ngay trong bản thân động tác múa đã phải chứa đựng tiết tấu âm nhạc và bao giờ cũng phải có âm nhạc đi kèm. Âm nhạc dùng cho múa có thể đơn giản là những âm hình tiết tấu của vỗ tay, gõ đập.
Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Trẻ 5-6 tuổi đã thể hiện được sự vận động sự mềm dẻo, nhanh nhẹn, biết di chuyển trong đội hình, định hướng trong không gian. Trẻ đã biết phối hợp vận động với tính chất âm nhạc hơn. Các bài hát múa được trẻ tiến hành tự động, diễn cảm và có yếu tố sáng tạo ở một mức độ nhất định. Trẻ mẫu giáo các cơ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, các động tác trẻ múa mềm dẻo, dể uốn nắn cần học múa ngay từ nhỏ, rèn cho trẻ một số động tác múa cơ bản như nhún, uốn tay, hái đào (một tay, hai tay…) để trẻ vận dụng trong khi thực hành múa. Đối với đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kơ Să K' Yên
Dung lượng: 226,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)