Giá trị sống Lê Đại Thắng

Chia sẻ bởi Lê Đại Thắng | Ngày 14/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Giá trị sống Lê Đại Thắng thuộc Đạo đức 5

Nội dung tài liệu:

Giá trị sống, thang giá trị.
Người dạy: Lê Đại Thắng
Trường tiểu học Văn Tự Thường Tín Hà Nội
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG TÍN
Nội dung
Giá trị là gì
Phân biệt giá trị với Chuẩn mực
Hệ giá trị và Thang giá trị
Giá trị sống ( 12 GTS )
Mối quan hệ giữa GTS và KNS
Công tác giáo dục đạo đức cho HS trong các nhà trường hiện nay



1. Giá trị là gì?
Giá trị theo nghĩa hẹp: Giá trị với ý nghĩa thoả mãn nhu cầu của con người / giá trị bên ngoài- giá trị có được nhờ vào kết quả quan hệ với người khác, vật khác
Giá trị theo nghĩa rộng: Không chỉ giá trị sử dụng mà còn đặc tính ưu việt, là giá trị bên trong của sự vật, hiện tượng.
Giá trị là gì?
Giá trị là những quy chuẩn mà qua đó một thành viên của một nền văn hoá xác định điều gì là đáng mong muốn, điều gì không đáng mong muốn, điều gì là tốt hay dở, điều gì là đẹp hay xấu (John Maciology )
=>Giá trị là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp; cái có khả năng thôi thúc con người nỗ lực hành động
Các hình thức tồn tại của giá trị
Tầng GIÁ TRị thuộc Ý thức XH, lý tưởng XH
Tầng GIÁ TRị thuộc các lĩnh vực của đời sống XH: chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa (nếp sống)….
Tầng GIÁ TRị của cá nhân ở trình độ nhân cách *
Các dạng giá trị:
Giá trị vật chất( giá trị sử dụng, giá trị kinh tế)
Giá trị tinh thần ( chân, thiện, mĩ)
2. Phân biệt giá trị với Chuẩn mực

GT là biểu tượng tinh thần có tác dụng kích thích và thúc đẩy con người hành động, còn chuẩn mực xã hội là quy ước chung của cộng đồng về những điều nên làm, phải làm, không nên làm, không được làm
Giá trị quy định mục đích hoạt động, còn chuẩn mực XH là sự vận dụng giá trị để định hướng các khuôn mẫu ứng xử và quy tắc hành động để đạt mục đích đó
Phân biệt giá trị với Chuẩn mực

Hệ thống các GT đã được cộng đồng chấp nhận làm nền tảng cho chuẩn mực, nhưng thông qua thực hành các chuẩn mực thì giá trị mới được kiểm nghiệm, đánh giá, sàng lọc. VD
GTS có thể là điểm quy chiếu cho rất nhiều các chuẩn mực riêng, đồng thời chuẩn mực có thể thể hiện sự ứng dụng của cùng một lúc mấy giá trị riêng lẻ. VD
3. Hệ giá trị và Thang giá trị

Hệ giá trị ( hay hệ thống giá trị) là:
- Tổ hợp các GIÁ TRị khác nhau được sắp xếp theo những nguyên tắc nhất định tạo thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người
-Mỗi hệ GT có một cấu trúc riêng mang tính đặc thù. phân hệ GT tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động của con người
3.Hệ giá trị và Thang giá trị

Sắp xếp theo vị trí thứ bậc: cao, thấp; trung tâm, phụ thuộc; phổ quát, phái sinh; GT cốt lõi, tập hợp, liên kết, điều chỉnh các GT khác=> thang GT ( hay thước đo giá trị)
Thang giá trị dùng để đánh giá về các giá trị.
Có sự chuyển hóa các GT theo tương quan lịch đại ( truyền thống & hiện tại), đồng đại (nhóm XH, dân tộc, nhân loại)
3.Hệ giá trị và Thang giá trị
Một hệ giá trị được mô tả như sau:
Các thành phần của nó;
Các mối quan hệ giữa các thành phần;
Chức năng chung của chúng;
Hệ giá trị chung cho người Việt Nam hiện nay:
1. Các giá trị chung của loài người: Chân, Thiện, Mỹ;
2. Các giá trị toàn cầu: Hoà bình, An ninh, Hữu nghị, Hợp tác, Độc lập dân tộc, Không xâm phạm chủ quyền;
3.Hệ giá trị và Thang giá trị
3. Các giá trị dân tộc: Tinh thần dân tộc, Yêu nước, Trách nhiệm cộng đồng;
4. Các giá trị gia đình: Hoà thuận, Hiếu thảo, coi trọng giáo dục gia đình;
5. Các giá trị của bản thân:
Yêu nước;
Dân chủ;

3.Hệ giá trị và Thang giá trị
Trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, gia đình và bản thân;
Cần cù (chăm học, chăm làm);
Khoa học (duy lý, nghề nghiệp, tác phong công nghiệp);
Chính trực (trung thực, liêm khiết);
Lương thiện (tôn trọng, yêu thương)
Gia đình hoà thuận
Thích nghi và sáng tạo
Chí hướng, cầu tiến
Giá trị sống
Là những tiêu chuẩn để xác định cái gì đáng mong muốn, giá trị tinh thần
Là cái mà con người dựa vào để xác định mục tiêu, phương hướng, thúc đẩy hoạt động
Là cơ sở để lựa chọn cách thức suy nghĩ và hành động phù hợp nhất.
Là cơ sở để đánh giá thái độ hành vi đúng sai, nên có và không nên có .
Giá trị sống
Chương trình Giá trị sống ra đời năm1995. 186 thành viên LHQ chọn ra 12 GT cốt lõi nhất, phổ quát chung toàn cầu.
Có thể chia thành 3 lớp:
GTS chung: Hòa bình, tự do.
GT về quan hệ:Tôn trong, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm;
GT về phẩm chất cá nhân: Khoan dung, khiêm tốn, giản dị, trung thực, yêu thương, hạnh phúc.
Còn được phân thành:

1. Những giá trị mục đích (hòa bình, tự do, Hạnh phúc, tôn trọng)
2. Những giá trị công cụ ( trách nhiệm, Đoàn kết, Trách nhiệm, hợp tác, khoan dung, Khiêm tốn, Giản dị, Trung thực, Yêu thương)


Thang giá trị sống
1.Hoà bình; 2. Tôn trọng; 3. Yêu thương; 4.Khoan dung; 5. Trung thực; 6.Khiêm tốn;
7.Hợp tác; 8.Hạnh phúc; 9.Trách nhiệm; 10. Giản dị; 11.Tự do; 12. Đoàn kết

Đó cũng là thứ tự ưu tiên giáo dục các GTS cho người học




HÒA BÌNH

HB không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh
HB Chỉ có được khi mỗi cá nhân đều có được sự bình yên trong tâm hồn
Bình yên là trạng thái tinh thần điềm tĩnh, thư giãn, thanh thản
Bình yên có được khi động cơ của tư tưởng, tình cảm, ước muốn trong sáng
HB chỉ có thể khi được duy trì trong một bầu không khí phi bạo lực, biết lắng nghe, có sự công bằng và đối thoại trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau
Tôn trọng
Là sự nhận biết về những phẩm chất vốn có của mình, biết giá trị của bản thân từ đó xây dựng sự tự tin, sống có nhân phẩm
Tôn trọng người khác, biết được giá trị của người khác, dù có sự khác biệt và đối xử tốt, công bằng với họ
Con người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ tránh được xung đột, bạo lực
Hành vi thiếu tôn trọng người khác là do sự thiếu hụt tình yêu thương, thiếu tôn trọng bản thân, thiếu tự tin
Mỗi người cần nâng cao lòng tự trọng, tự tin và khả năng kiểm soát cảm xúc của mình để biết tôn trọng.
Yêu thương
Yêu thương là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành và bền vững
Yêu thương gắn với lòng trắc ẩn, quan tâm, thông cảm với người khác.
Yêu thương tạo dựng niềm tin vào người khác, nhìn nhận người khác theo cách tích cực
Trong yêu thương không có sự thiên vị, tình yêu thương cần được lan toả
Khoan dung
KD dựa trên nền tảng yêu thương, tôn trọng.
KD là tôn trọng sự đa dạng, nhận ra vẻ đẹp của sự khác biệt
KD là một thái độ khách quan và công bằng đối với những người khác mình về quan điểm, hành vi, chủng tộc, tôn giáo, dân tộc
KD là biết cho qua những lỗi lầm
Biết trân trọng giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy điều tích cực ở người khác trong mọi tình huống
Cần KD để giữ cho bản thân mình sự tự do, hạnh phúc, lòng tự trọng, sự yêu thương, bình an, thanh thản
Trung thực
 
Trung thực là một giá trị sống và là phẩm chất cần thiết
Trung thực là luôn nói đúng sự việc xảy ra/ hay nói sự thật.
Trung thực có nghĩa là không có mâu thuẫn hoặc thiếu nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Những suy nghĩ, lời nói và hành động trung thực tạo nên sự hài hòa, thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ bên trong.
Trung thực không chỉ với mọi người, mà còn với bản thân - trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không tồn tại sự giả tạo.
Trung thực không có nghĩa là ta cần phải “thổ lộ” hết lòng mình cho tất cả mọi người biết, không cần tiết lộ những chi tiết cá nhân cho những người mà mình không muốn chia sẻ.
Hoặc đôi khi có thể chấp nhận sự không nói thật để tránh làm tổn thương người khác.

Khiêm tốn
Không đánh giá quá cao bản thân, không tự kiêu, tự mãn
Là nhận biết khả năng, uy thế của mình, nhưng không khoác lác khoe khoang.
Là nói năng nhẹ nhàng, ăn mặc giản dị
Khiêm tốn gắn liền với tự trọng. Khi cân bằng được giữa tự trọng và khiêm tốn =>có được sức mạnh tâm hồn để tự điều khiển và kiểm soát chính mình
Giúp có thể nhận ra sức mạnh của bản thân và khả năng của người khác.

Hợp tác
Biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung
Dựa trên nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau
Biết thể hiện và đóng góp bằng cách đưa ra các ý tưởng cần thiết để phát triển cá nhân và tập thể
Biết lắng nghe ý kiến của tập thể. Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm/ tập thể
Khi có yêu thương thì có sự hợp tác
Hạnh phúc
Là trạng thái vui sướng do thỏa mãn được ý nguyện
Hạnh phúc còn là trạng thái hy vọng, yêu thương, bình an
Hạnh phúc lâu bền là trạng thái của sự hài lòng bên trong.
Những hành động trong sáng và quên mình sẽ đem đến hạnh phúc.
Trách nhiệm
Trách nhiệm là góp phần mình vào việc chung
Trách nhiệm là thực hiện nhiệm vụ với lòng trung thực.
Người có trách nhiệm sẽ có nhu cầu làm nhiều hơn những việc xứng đáng
Người có trách nhiệm biết lẽ phải, cái đẹp, nhận ra điều tốt để góp phần
Quyền lợi gắn liền với trách nhiệm
Biết cách sử dụng tiềm lực, tài nguyên của con người để tạo ra những thay đổi tích cực.

Giản dị
Là sống một cách tự nhiên, không giả tạo.
Là chấp nhận hiện tại, không làm mọi điều trở nên phức tạp
Người giản dị sẽ thích suy nghĩ và lập luận rõ ràng
Giản dị dạy biết tiết kiệm – biết cách sử dụng tài nguyên, tiềm năng một cách khôn ngoan
Giản dị giúp kiên nhẫn
Giản dị là hiểu rõ giá trị của những vật chất dù nhỏ bé
Tự do
Là quyền sống và HĐXH theo ý nguyện của mình không bị cấm đoán, ràng buộc, xâm phạm;
Tự do tinh thần: có những suy nghĩ tích cực về tất cả, kể cả về bản thân
Tất cả mọi người đều có quyền tự do.
Mỗi người có bổn phận tôn trọng quyền lợi của những người khác
Chỉ có thể tự do thật sự khi các quyền lợi cân bằng với trách nhiệm
Xã hội chỉ có tự do thực sự khi mọi người có được quyền bình đẳng.
Đoàn kết
Đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp vượt qua khó khăn, đạt được thành công trong công việc và trong cuộc sống
Đoàn kết là nền tảng của sự phát triển bền vững. Có đoàn kết mới có dân chủ.
Đoàn kết được xây dựng qua việc chia sẻ các mục tiêu, niềm hy vọng và viễn cảnh tương lai
Đoàn kết tạo không khí thân thiện, tạo cho tất cả mọi người cảm giác được tôn trọng
Đoàn kết tạo nên kinh nghiệm về sự hợp tác.
Đoàn kết có được nhờ chấp nhập và hiểu rõ giá trị của mỗi người, biết đánh giá đúng sự đóng góp của họ với tập thể.
Vị trí của GTS
Mối quan hệ giữa GTS & KNS
Có thể khái quát thành chu trình: con người quan tâm đến đánh giá, tìm ra ý nghĩa của những giá trị trong xã hội để xác định hệ giá trị cá nhân trên cơ sở đó mong muốn theo đuổi giá trị, biểu hiện và thực hiện giá trị thông qua các hành vi, hành động.
KNS một mặt chịu sự chi phối của hệ giá trị cá nhân, mặt khác KNS là hiện thực hóa hệ giá trị cá nhân thông qua những biểu hiện cụ thể của hành động, hành vi và cách ứng xử.
Mối quan hệ giữa GTS & KNS
Giá trị sống hòa bình, tôn trọng, yêu thương … chi phối trực tiếp kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng giải quyết bất đồng, mâu thuẫn, xung đột và kĩ năng ra quyết định, thể hiện thái độ thiện chí với mọi người, với mọi vấn đề và có kỹ năng tạo ra sự bình yên cho chính mình
Giá trị tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc chi phối trực tiếp thái độ đối với người khác, bản thân, kĩ năng ứng xử với người khác và bản thân, lòng tự tin, suy nghĩ tích cực, kĩ năng xác định mục tiêu, ra quyết định…
Mối quan hệ giữa GTS & KNS
Giá trị khiêm tốn, giản dị chi phối trực tiếp thái độ của cá nhân trong giao tiếp, thương lượng, ứng xử
Giá trị trung thực tác động đến kĩ năng quản lý cảm xúc, kĩ năng kiên định trước những áp lực, cám dỗ
Mối quan hệ giữa GTS & KNS
Giá trị Đoàn kết, hợp tác chi phối trực tiếp quan hệ, tương tác với người khác, kĩ năng cảm thông, chia sẻ, kĩ năng giải quyết bất đồng
Giá trị trách nhiệm, khoan dung chi phối trực tiếp kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định trước những áp lực, cám dỗ, kĩ năng giải quyết bất đồng, mâu thuẫn, xung đột, và suy nghĩ tích cực

Quan hệ GTS, KNS và GD toàn diện
GTS và KNS trở thành nhân lõi,thâm nhập, đan xen vào trong từng nội dung giáo dục của quá trình giáo dục toàn diện, mà không phải là những nội dung tách rời
Giáo dục GTS
Cần tuân thủ cơ chế hình thành giá trị với các bước cơ bản ở các cấp độ sau:
a. Cấp độ nhận thức:
Mức độ biết:
Mức độ hiểu: Hiểu sâu về bản chất của GT cần GD
b. Cấp độ tình cảm: GT được nội tâm hóa và tích hợp với hệ thống vốn kinh nghiệm đã có để trở thành tài sản riêng của mỗi cá nhân (trên cơ sở cá nhân được đánh giá và lựa chọn).
Giáo dục GTS
c. Cấp độ hành động: Các giá trị được nội tâm hóa sẽ dẫn tới định hướng cho hành vi của cá nhân.
=>Qui trình tổ chức giáo dục giá trị sống
1. Xây dựng bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị
2. Thấu hiểu các yếu tố hỗ trợ khám phá các GT:
Tiếp nhận thông tin,
Suy ngẫm
Khám phá các giá trị qua thực tế cuộc sống.
Giáo dục GTS
3. Tổ chức thảo luận
4. Khám phá các ý tưởng:
Thể hiện hiểu biết và cảm nhận về giá trị một cách sáng tạo
Phát triển kỹ năng
Phát triển mối quan hệ xã hội, môi trường và thế giới
5. Đưa các giá trị vào cuộc sống
Liên hệ thực tế giáo dục
Chia sẻ:
Những giá trị đạo đức nào đã được giáo dục?
Giáo dục như thế nào?
Mặt được?
Mặt hạn chế?
Cách khắc phục?
CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý
CỦA THẦY, CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đại Thắng
Dung lượng: 323,04KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)