GIÁO ÁN CHƯƠNG TRÌNH GDMN MỚI-CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT
Chia sẻ bởi Ngô Xuân Vũ |
Ngày 05/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN CHƯƠNG TRÌNH GDMN MỚI-CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
I/ MỤC TIÊU:
I/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
Phát triển một số vận động cơ bản cho trẻ như: bò, trườn, bật, ném, chạy…
Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận cơ thể, vận động nhịp nhàng với các bạn.
Phát triển các cơ nhỏ của bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau.
- Giúp phát triển thể lực qua các trò chơi dân gian, qua các vận động.
Phát triển các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu các đặc điểm của các con vật, lợi ích, cách bảo vệ…
II/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
Trẻ biết động vật sống ở khắp nơi ( trong nhà, trên rừng, dưới nước): tên gọi, đặc điểm, môi trường sống, thức ăn, vận động, sinh sản.
Mối quan hệ giữa vận động và môi trường sống của động vật: cấu tạo, vận động, thức ăn, ích lợi, tác hại của chúng đối với môi trường sống.
So sánh phân loại một số động vật về hình dáng cấu ạto, sinh sản, thức ăn, nơi sống, vận động.
Biết dinh dưỡng qua các món ăn được chế biến từ động vật.
- Biết nơi sống, các loại thức ăn, sự lớn lên của chúng.
- Biết cách chăm sóc, bảo vệ các vật nuôi.
- đếm, nhận biết chữ số 8.
- Biết tách gộp, thêm bớt trong phạm vi 8.
III/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
Mở rộng kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động khám phá chủ điểm như: trò chuyện, thảo luận, kể chuyện…
Biểu lộ các trạng thái cảm xúc của bản thân trẻ bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Đóng vai, tạo dáng, bắt chước các con vật: về tiếng kêu, vận động ( chạy, nhảy..).
Hát, đọc thơ, giải câu đố, kể chuyện về các con vật.
Trẻ biết nhận biết các chữ cái I, t, c, b, d, đ qua tên các con vật.
IV/ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
Tô, vẽ, xé dán về các con vật.
Mong muốn tạo ra cái đẹp.
V/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM-XÃ HỘI:
Yêu quý, chăm sóc một số con vật nuôi gần gũi.
Quý trọng người chăn nuôi.
Yêu quý vẻ đẹp, hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, vận động của các con vật.
II/ KẾT QUẢ MONG ĐỢI:
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
Trẻ thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản: bò, trườn, chạy, nhảy…
Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, và giữ vệ sinh an toàn khi tiếp xúc với các con vật.
Trẻ biết ích lợi của các món ăn từ động vật đối với sức khoẻ con người.
Trẻ biết tránh nguy hiểm khi tiếp xúc với những con vật hung dữ.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
Trẻ biết so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các con vật quen thuộc, gần gũi qua một số đặc điểm của chúng.
Trẻ biết ích lợi, tác hại của các con vật đối với đời sống con người.
Trẻ biết mối quan hệ đơn giản giữa động vật với môi trường sống ( thức ăn, sinh sản, vận động…)
Có một số kỹ năng đơn giản về cách chăm sóc các con vật nuôi gia đình.
Trẻ biết đếm đến 8, nhận biết chữ số 8.
Trẻ biết thêm bớt, tách gộp trong phạm vi 8.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
Trẻ biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, và một số đặc điểm nổi bật rõ nét của một số con vật gần gũi.
Trẻ biết nói lên những điều trẻ quan sát, biểu lộ các trạng thái cảm xúc của bản thân trẻ bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Biết nhận biết các chữ cái qua tên các con vật: chữ I, t, c, b, d, đ.
Biết xem sách, tranh ảnh về động vật.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
Trẻ biết thể hiện cảm xúc cảm xúc của mình qua bài hát, bài thơ, biết vận động minh hoạ phù hợp với nội dung bài hát.
Hát đúng giai điệu bài hát, vận động nhịp nhàng, phù hợp với sắc thái bài hát.
Biết mong muốn tạo ra sản phẩm đẹp.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI:
Trẻ biết yêu quý, chăm sóc các con vật gần gũi.
Biết bảo vệ động vật quý hiếm.
Biết quý trọng người chăn nuôi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Xuân Vũ
Dung lượng: 565,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)