Gia dinh

Chia sẻ bởi cao thị thanh nga | Ngày 05/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: gia dinh thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY.
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÔI NHÀ CỦA GIA ĐÌNH BÉ.

1. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng:
a. Đón trẻ, trò chuyện: Cô đón trẻ ân cần niềm nở, thu phiếu ăn, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường, lớp.
b. Thể dục sáng: Tập thể dục nhịp điệu, kĩ năng với bài hát về chủ điểm.
2. Hoạt động ngoài trời:
a. Quan sát: Cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường, quan sát bầu trời cảnh vật, thiên nhiên cây cối. Cô đàm thoại với trẻ về chủ điểm và thời tiết trong ngày hôm nay.
-hát :Nhà của tôi.
-Cô cho cả lóp hat vỗ tay 2-3 lần.
Làm quen bài mới: Bò qua vật cản
b. Trò chơi vận động: Bóng bay
* Mục đích: Rèn luyện tính phản xạ tự nhiên cho trẻ.
*Chuẩn bị: Sân chơi, bài hát.
* Luật chơi: Trẻ hành động theo đúng nhịp bài thơ, bài hát.
* Cách chơi: Trẻ cầm tay nhau thành vòng tròn, vừa đi vừa đọc “bóng bay xanh” đi chậm “ bay nhanh theo gió” đi nhanh hơn, tay giơ cao vòng tròn, chụm sát với nhau, “ nhẹ tay, nhẹ tay” tay hạ xuống “ kẻo mà bóng bay” đi lùi ra phía sau mở rộng vòng tròn “ vỡ ngay” nhún chân ngồi thụp xuống và cùng nói “ bùm”, tay giơ cao đưa sang hai bên làm động tác bóng vỡ.
Trong khi trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi và nhận xết tuyên dương trẻ kịp thời.
c. Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
* Mục đích: Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ qua việc đọc thuộc lời đồng giao.
* Chuẩn bị: 2 trẻ 1 nhóm, trẻ đọc thuộc bài đồng dao:
Lộn cầu vồng Con bé lên ba
Nước sông đang chảy Đôi ta cùng nhau
Thằng bé lên bảy Ra lộn cầu vồng
* Luật chơi: Trẻ phải đẩy tay hoặc chân khớp với lời, mỗi tiếng là 1 nhịp đẩy.
* Cách chơi: Cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân, sau đó cho trẻ đứng thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, cầm tay nhau vừa vung tay sang hai bên theo nhịp bài đồng giao khi đọc đến tiếng cuối cùng, cả hai trẻ cùng chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, cầm tay nhau hạ xuống dưới, tiếp tục đọc như lần trước đến từ cuối cùng lại chui qua tay để trở về tư thế ban đầu.
Trẻ chơi cô nhận xét sau khi chơi.


d. Chơi tự do: Trẻ chơi nhặt lá xung quanh sân trường, chơi đong đo đất cát…
3. Hoạt động có chủ đích:
Môn: Thể dục
Đề tài: Bò qua vật cản
Trò chơi: Về đúng nhà.
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ phối hợp chân tay nhịp nhàng khi bò qua vật cản.
- Phát triển sự khéo léo nhanh nhẹn, sự chú ý
- Giáo dục trẻ phải thường xuyên tập thể dục, giữ gìn đồ dùng, nhắc trẻ không nên leo trèo và bò ở ngoài đất kẻo bẩn tay.
b. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức Trong lớp
- Đồ dùng: Vật cản, băng đĩa, máy cát sét.
- 3 ngôi nhà có màu đỏ, xanh, vàng…
c. Phương pháp:
Quan sát- thực hành- trò chơi.
d. Tiến hành hoạt động
Mở đầu hoạt động: Cô cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát có những ai? Bố mẹ và con cùng sống với nhau trong một ngôi nhà đúng không nào, Vậy bạn nào biết địa chỉ nhà của mình là ở đâu không nào? Nhà các con làm bằng nhà xây hay nhà gỗ, àh đúng rồi các con phải biết địa chỉ nhà của mình để ai hỏi thì các con sẽ nhớ và chỉ cho người lớn biết nhà của mình ở đâu đúng không nào. Cô thấy các con học rất là ngoan rồi hôm nay cô sẽ tổ chức các trò chơi các con có muốn tham gia không nào?
Hoạt động trọng tâm:
* Khởi động: Cô mở nhạc bài “ Bé quét nhà ” cho trẻ chạy thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi: Đi bằng mũi chân, gót chân, chạy nhanh, chậm, đi bàn chân…
* Trọng động:
Bài tập phát triển chung: Cô xếp trẻ đứng thành 3 hàng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: cao thị thanh nga
Dung lượng: 138,61KB| Lượt tài: 4
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)