GAMN: lễ hội âm nhạc dân gian

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Trang | Ngày 06/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: GAMN: lễ hội âm nhạc dân gian thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Giáo án: giáo dục âm nhạc

Đề tài: Lễ hội âm nhạc dân gian.

Vận động theo tiết tấu phối hợp bài: “cái bống
Nội dung kết hợp:
Nghe hát bài: “Cây trúc xinh
Trò chơi âm nhạc: Cùng hát cùng chơi.

Chủ điểm : Quê hương – đất nước.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thu Trang – trường MN Sao Mai (Z176)
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn.
Thời gian: 30 – 35 phút
ơ
************

I. Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức:
Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời, hiểu được nội dung và biết vận động theo tiết tấu phối hợp bài hát “cái bống”.
Trẻ biết bài hát “cây trúc xinh” là làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, hiểu nội dung và cảm nhận được giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm của bài hát.
Củng cố các kiến thức và ôn lại một số bài hát được phổ nhạc từ lời đồng dao cho trẻ.
Kỹ năng:
Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc và vận động đúng theo tiết tấu phối hợp theo bài hát “cái bống”, có khả năng sáng tạo các vận động trên cơ thể theo tiết tấu phối hợp.
Rèn luyện khả năng chú ý và tai nghe âm nhạc cho trẻ.
Phát triển trí nhớ, khả năng phản ứng nhanh và kỹ năng hoạt động âm nhạc cho trẻ thông qua trò chơi.
Thái độ:
Trẻ thích nghe hát, và hưởng ứng cảm xúc khi nghe tác phẩm.
Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động âm nhạc và trò chơi.
Giáo dục trẻ biết giúp đỡ mọi người và hình thành tình cảm với quê hương đất nước cho trẻ.

II. chuẩn bị:
Giáo án điện tử có cài âm thanh, video.
Một số dụng cụ âm nhạc (phách tre, trống lắc, trống, xắc xô... ) và vật liệu tạo ra âm thanh (gáo dừa, sỏi, vỏ ngao, vỏ con chai chai, đồ chơi bằng gỗ, vỏ lon bia, vỏ chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp bánh bằng sắt...)
Đạo cụ của cô: áo tứ thân, nón quai thao, quang gánh, mẹt, sàng.
Đạo cụ của trẻ: xảo nhỏ (8 chiếc), quần áo dân gian.
III. Các bước tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1.Hoạt động 1: ổn định tổ chức
Cô chính đóng vai cô Tấm trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Cô Tấm đang ngồi khóc khuất sau bụi trúc (trẻ không nhìn thấy).
Cô phụ cùng trẻ chơi ‘‘chi chi chành chành’’ chợt nghe thấy tiếng khóc. Cô phụ hướng trẻ lắng nghe xem tiếng khóc ở đâu, và tìm xem ai khóc ? Cô phụ gợi ý cho trẻ chào và hỏi thăm cô Tấm:
Cô phụ: chúng mình hỏi thăm xem vì sao cô Tấm lại khóc?
Cô Tấm: cô Tấm rất buồn vì cá bống yêu quý bị người ta bắt mất rồi.
Cô phụ: Chúng mình phải làm sao để cô Tấm hết buồn bây giờ? Hay chúng mình hát tặng cô Tấm một bài và mời cô Tấm hát cùng các bạn cho vui nhé! (Cô phụ trao đổi nhỏ với trẻ cùng chọn bài hát “cái bống”).

2. Hoạt động 2: Vận động theo tiết tấu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Trang
Dung lượng: 83,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)