GA PTNN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Minh | Ngày 05/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: GA PTNN thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
Làm quen chữ cái : s, x
Chủ điểm: Phương tiện và quy định giao thông
Độ tuổi: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 25 – 30 phút
Ngày dạy: 28/02/2013
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết phát âm đúng chữ cái “s”, “x”
- Trẻ nhận ra âm chữ cái trong tiếng từ trọn vẹn thể hiện nội dung chủ đề
- Trẻ biết so sánh đặc điểm chữ cái “s”, “x”
- Nhớ chữ cái “s”, “x”thông qua các hoạt động trò chơi
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tri giác, luyện phát âm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Phát triển kỹ năng nhận biết, so sánh.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập.
- Biết một số quy định giao thông và một số phương tiện giao thông cơ bản.
II. Chuẩn bị:
- Các từ có chứa chữ cái “s”, “x”
- Mỗi trẻ một bộ chữ cái “s”, “x”
- Giáo án Power point.
- Tâm thế trẻ thoải mái.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Ổn định giới thiệu
- Cô cho trẻ hát cùng cô bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
Cô và các con vừa hát bài hát gì?
Trong bài hát có đèn tín hiệu giao thông gì?
- Lần lượt cho đèn đỏ sáng rồi đèn xanh sáng và hỏi trẻ
+ Đèn đỏ thì phải thế nào? Thế còn đèn xanh?
+ Đèn vàng xuất hiện thì chúng ta phải thế nào nhỉ?
- Đó là một số phương tiện lưu thông trên đường gì nhỉ?
- Chúng mình có biết có một loại phương tiện gì di chuyển trên trời và kêu ù ù không?
2. Bài mới: Làm quen nhóm chữ cái “s”, “x”
a. Làm quen chữ cái “s”
* Cô cho trẻ xem hình ảnh sân bay qua máy vi tính có từ “sân bay”
- Cho trẻ đọc từ “sân bay”
- Cô có từ “sân bay”
- Các con hãy cho cô biết trong từ sân bay có mấy tiếng, có bao nhiêu chữ cái.
- Tìm chữ cái đã học.
- Còn lại chữ cái này chưa học hôm nay cô sẽ cho các con làm quen.
- Cô giới thiệu chữ cái “s” và phát âm mẫu “s”
- Cho trẻ phát âm “s” (cả lớp, tổ, cá nhân) + sủa sai cho trẻ.
- con cho cô biết chữ ‘s’ có đặc điểm gì?
- Chữ cái “s” gồm 1 nét cong hở phải ở trên và một nét cong hở trái ở dưới.
- Cô giới thiệu chữ cái “s” in thường, in hoa và chữ cái “s” viết thường có cách viết khác nhau nhưng đều là chữ “s”. Chúng mình thường nhìn thấy chữ đó ở đâu.
- Cho cả lớp đọc 1 lần.
b. Làm quen chữ cái “x”
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “máy xúc”
- Cô đọc từ dưới tranh
- Cho trẻ đọc từ “máy xúc”
-cô có thẻ từ “máy xúc”
- Tìm chữ cái có màu khác với các chữ cái khác trong từ.
- Giới thiệu chữ cái “x” và phát âm mẫu “x”
- Cho trẻ phát âm “x” (cả lớp, tổ, cá nhân) +sửa sai cho trẻ
- Hỏi trẻ chữ “x” có đặc điểm gì?
- Cô nhắc lại cấu tạo chữ cái “x” gồm một nét xiên phải và một nét xiên trái tạo thành
- Cô giới thiệu chữ cái “x” in thường, in hoa và chữ cái “x” viết thường cho trẻ xem, hỏi trẻ xem thường nhìn thấy các chữ này ở đâu?
- Cho cả lớp đọc lại 1 lần
c. So sánh chữ cái “s, x”
- Chữ xuất hiện và so sánh
* Giống: chữ cái “s”, và chữ cái “x” đều có 2 nét
* Khác nhau: Chữ cái “s” có 2 nét cong,một nét cong hở phải ở trên và một nét cong hở trái ở dưới, chữ cái “x” có 1 nét xiên phải và một nét xiên trái tạo thành,khác nhau về cách phát âm.
* Củng cố: Cho trẻ phát âm lại chữ cái “s”, “x”
d. Luyện tập - củng cố
* Trò chơi 1: chữ gì biến mất
+ Cô có các chữ cái trên màn hình chúng mình nhìn xem chữ gì đã biến mất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)