GA KPKH THAO GIANG
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Thanh |
Ngày 05/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: GA KPKH THAO GIANG thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ....
TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI
**********000**********
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
Trẻ biết thể hiện sự hiểu biết của mình về động vật sống trong rừng vào sản phẩm tạo hình.
Biết tạo hình các con vật sống trong rừng như con thỏ, nhím, hươu cao cổ, voi…từ đất nặn.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng nặn xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, làm lõm, gắn đính cho trẻ.
Trẻ biết phối hợp các kỹ năng tạo hình như : xoay tròn, lăn dài, ấn dẹt, làm lõm, gắn đính đất nặn để tạo thành hình các con vật sống trong rừng.
Phát triển khả năng sáng tạo độc lập
Rèn luyện cơ tay, sự khéo léo của đôi bàn tay khi nặn.
3. Thái độ:
Biết được ích lợi hoặc tác hại của các con vật sống trong rừng.
Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
II. CHUẨN BỊ:
Của cô:
Giáo án powerpoint
Mẫu của cô, mô hình sở thú.
Nhạc bài hát “ chú voi con” “ ta đi vào rừng xanh”
USB, máy tính.
Của trẻ:
Đất nặn, bảng con, tăm tre
Nước rửa, khăn lau
III.TIẾN HÀNH:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định lớp
2. Nội dung
3. Kết thúc
Cho trẻ hát : ‘’ chú voi con ở bản đôn ”
Cô hỏi trẻ:
Trong bài hát nói đến con vật gì ?
Con vật ấy sống ở đâu?
Bạn nào có thể kể tên những con vật khác cũng sống trong rừng nào.
Cô cho trẻ xem hình ảnh các con vật sống trong rừng trên máy tính. Hỏi trẻ về tên gọi của từng con vật và cho trẻ đọc từ.
Cô thấy lớp mình rất giỏi, hôm nay cô sẽ thưởng cho lớp mình một chuyến đi thăm quan sở thú nhé.
Quan sát – đàm thoại:
Cô cho trẻ quan sát các con vật ở mô hình.
Trẻ quan sát và gọi tên các con vật như: voi, sư tử, hươu cao cổ, nai ,hổ
Cô gợi ý cho trẻ nói lên được đặc điểm của chúng bằng các câu hỏi gợi ý như:
Trong sở thú có những con vật gì?
Ai có nhận xét gì về các con vật này?
Chúng giống nhau ở điểm nào?
Con vật này có tên là gì? Nó có đặc điểm gì?
Tai voi như thế nào? Ngà voi màu gì?
4 chân voi như thế nào?
Cạnh chuồng voi là chuồng con vật gì đây?
Ai có nhận xét gì về chú hươu cao cổ này ?
Cổ nó như thế nào ? nó có mấy chân? Con hươu có màu gì?
Tương tự cô hỏi trẻ về đặc điểm của một số con vật khác.
Sau đó cô cho trẻ về chỗ ngồi, cô đưa đĩa các con vật nặn mẫu ra và nói: lớp mình vừa đi thăm quan sở thú về và cô rất thích các con vật ấy, cô đã nặn được rất nhiều các con vật lúc nãy cô nhìn thấy đấy.
Bạn nào giỏi cho cô biết, để nặn được các con vật này, cô cần nguyên liệu tạo hình gì nào?
Cô muốn nặn được các con vật này trước hết cô cần làm gì?
Cô nói qua cách nặn cho trẻ nhớ.
Bây giờ lớp mình sẽ thi nhau nặn các con vật sống trong rừng xem bạn nào giỏi nhé.
Cô phát đồ dùng cho trẻ.
Trẻ thực hiện:
Trong khi trẻ thực hiện, cô bao quát, hỏi ý định trẻ định nặn con gì? Nặn như thế nào? Cô giúp đỡ những trẻ còn yếu, còn lúng túng.
Cô chú ý động viên, khuyến khích trẻ nặn sao cho giống các con vật mà trẻ đã quan sát khi được đi thăm quan sở thú.
Cô mở nhạc bài :chú voi con ở bản đôn
Cô quan sát trẻ thực hiện, nhắc nhở trẻ về cách chọn đất, kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt.
Nhận xét sản phẩm:
Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn bằng các câu hỏi gợi ý như:
+ Con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích? Con nặn con gì đây?
Cho trẻ có sản phẩm đẹp lên giới thiệu sản phẩm của mình- Cô nhận xét chung
TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI
**********000**********
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
Trẻ biết thể hiện sự hiểu biết của mình về động vật sống trong rừng vào sản phẩm tạo hình.
Biết tạo hình các con vật sống trong rừng như con thỏ, nhím, hươu cao cổ, voi…từ đất nặn.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng nặn xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, làm lõm, gắn đính cho trẻ.
Trẻ biết phối hợp các kỹ năng tạo hình như : xoay tròn, lăn dài, ấn dẹt, làm lõm, gắn đính đất nặn để tạo thành hình các con vật sống trong rừng.
Phát triển khả năng sáng tạo độc lập
Rèn luyện cơ tay, sự khéo léo của đôi bàn tay khi nặn.
3. Thái độ:
Biết được ích lợi hoặc tác hại của các con vật sống trong rừng.
Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
II. CHUẨN BỊ:
Của cô:
Giáo án powerpoint
Mẫu của cô, mô hình sở thú.
Nhạc bài hát “ chú voi con” “ ta đi vào rừng xanh”
USB, máy tính.
Của trẻ:
Đất nặn, bảng con, tăm tre
Nước rửa, khăn lau
III.TIẾN HÀNH:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định lớp
2. Nội dung
3. Kết thúc
Cho trẻ hát : ‘’ chú voi con ở bản đôn ”
Cô hỏi trẻ:
Trong bài hát nói đến con vật gì ?
Con vật ấy sống ở đâu?
Bạn nào có thể kể tên những con vật khác cũng sống trong rừng nào.
Cô cho trẻ xem hình ảnh các con vật sống trong rừng trên máy tính. Hỏi trẻ về tên gọi của từng con vật và cho trẻ đọc từ.
Cô thấy lớp mình rất giỏi, hôm nay cô sẽ thưởng cho lớp mình một chuyến đi thăm quan sở thú nhé.
Quan sát – đàm thoại:
Cô cho trẻ quan sát các con vật ở mô hình.
Trẻ quan sát và gọi tên các con vật như: voi, sư tử, hươu cao cổ, nai ,hổ
Cô gợi ý cho trẻ nói lên được đặc điểm của chúng bằng các câu hỏi gợi ý như:
Trong sở thú có những con vật gì?
Ai có nhận xét gì về các con vật này?
Chúng giống nhau ở điểm nào?
Con vật này có tên là gì? Nó có đặc điểm gì?
Tai voi như thế nào? Ngà voi màu gì?
4 chân voi như thế nào?
Cạnh chuồng voi là chuồng con vật gì đây?
Ai có nhận xét gì về chú hươu cao cổ này ?
Cổ nó như thế nào ? nó có mấy chân? Con hươu có màu gì?
Tương tự cô hỏi trẻ về đặc điểm của một số con vật khác.
Sau đó cô cho trẻ về chỗ ngồi, cô đưa đĩa các con vật nặn mẫu ra và nói: lớp mình vừa đi thăm quan sở thú về và cô rất thích các con vật ấy, cô đã nặn được rất nhiều các con vật lúc nãy cô nhìn thấy đấy.
Bạn nào giỏi cho cô biết, để nặn được các con vật này, cô cần nguyên liệu tạo hình gì nào?
Cô muốn nặn được các con vật này trước hết cô cần làm gì?
Cô nói qua cách nặn cho trẻ nhớ.
Bây giờ lớp mình sẽ thi nhau nặn các con vật sống trong rừng xem bạn nào giỏi nhé.
Cô phát đồ dùng cho trẻ.
Trẻ thực hiện:
Trong khi trẻ thực hiện, cô bao quát, hỏi ý định trẻ định nặn con gì? Nặn như thế nào? Cô giúp đỡ những trẻ còn yếu, còn lúng túng.
Cô chú ý động viên, khuyến khích trẻ nặn sao cho giống các con vật mà trẻ đã quan sát khi được đi thăm quan sở thú.
Cô mở nhạc bài :chú voi con ở bản đôn
Cô quan sát trẻ thực hiện, nhắc nhở trẻ về cách chọn đất, kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt.
Nhận xét sản phẩm:
Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn bằng các câu hỏi gợi ý như:
+ Con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích? Con nặn con gì đây?
Cho trẻ có sản phẩm đẹp lên giới thiệu sản phẩm của mình- Cô nhận xét chung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)