GA Khám phá khoa học Đồ dùng gia đình (5-6 tuổi)

Chia sẻ bởi nguyễn thị thủy tiên | Ngày 05/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: GA Khám phá khoa học Đồ dùng gia đình (5-6 tuổi) thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: KHÁM PHÁ KHOA HỌC.
Đề tài: Một số đồ dùng gia đình.
Lớp: Mẫu giáo lớn Lá 3 (5-6 tuổi).
Thời gian: 25-30 phút.
Ngày dạy: 17/11/2015.
GS: Nguyễn Thị Thủy Tiên.
GVHD: Lê Thị Hồng Thương.

I)Mục đích yêu cầu:
1) Kiến thức:
- Trẻ biết các đồ dùng trong gia đình dùng để ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh,...
2) Kỹ năng:
- Trẻ biết được tên các loại đồ dùng, đặc điểm, màu sắc, công dụng, chất liệu, cách bảo quản và cách sử dụng.
- Phân loại các loại đồ dùng như đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng ăn uống, vệ sinh,...
3) Giáo dục:
- Trẻ tham gia học hứng thú, tích cực, đoàn kết với bạn bè.
- Biêt giữ gìn đồ dùng gia đình.
II) Chuẩn bị:
Cô: Powerpoint Đồ dùng gia đình, vật mẫu chén, đũa, bình nước, ly... xắc xô, hộp quà, bảng gắn tranh trò chơi, nhạc...
Trẻ: Lô tô một số đồ dùng gia đình.
*Tích hợp: LQVH, GDÂN.
III) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ

I)Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ chơi Dung dăng dung dẻ rồi ngồi đội hình 3 hàng ngang.
+ Các con ơi, hôm nay lớp chúng ta có 2 chiếc hộp rất là đẹp này, không biết có gì trong hộp nhỉ, các con có muốn biết không?
+ Vậy cô mời các bạn lên đây mở ra xem trong những chiếc hộp này có gì nhé?
II) Nội dung:
1)Hoạt động 1: Quan sát, tìm hiểu một số đồ dùng gia đình.
- Cô mời một trẻ lên mở chiếc hộp đầu tiên có cái chén và đôi đũa.
*Quan sát cái chén:
+ Các con ơi đây là cái gì? (Nhắc lại từ “cái chén).
+ Cái chén dùng để làm gì? Hình dáng ra sao và được làm từ chất liệu gì?
+ À cái chén có miệng tròn, lòng rộng dùng để đựng cơm, đựng thức ăn để chúng ta ăn cơm hàng ngày đấy, chén được làm bằng sứ, rất dễ vỡ vì vậy khi sử dụng các con phải cẩn thận đúng không nào?
- Nói tên gọi khác của cái chén là cái bát.
*Quan sát đôi đũa:
+ Các con thấy hàng ngày ba mẹ chúng ta ăn cơm còn sử dụng gì nữa? (Nhắc lại từ “đôi đũa”).
+ À đó là đôi đũa, vậy ai nhận xét cho cô xem đôi đũa có đặc điểm như thế nào?
+ Đôi đũa là 2 que dài dùng để gắp thức ăn, phải sử dụng 2 chiếc đũa tạo thành 1 đôi mới dùng được, đũa được làm bằng gỗ có một đầu to một đầu nhỏ.
-Cho trẻ so sánh cái chén và đôi đũa:
+ Giống nhau: đều dùng để ăn cơm.
+ Khác nhau: cái chén hình tròn để đựng cơm, đôi đũa là 2 que dài dùng để gắp thức ăn.
*Quan sát bình nước:
+ Cô mời một bạn nữa lên khám phá chiếc hộp còn lại nào!
+ Đó là một cái bình nước. (Nhắc lại từ “bình nước”).
+ Bình nước có đặc điểm gì? Dùng để làm gì? Sử dụng như thế nào?
+ Đúng rồi bình nước dùng để đựng nước, có miệng để rót nước, có nắp và có quai để cầm, được làm bằng đất hay nhựa.
- Nói tên gọi khác của cái bình là cái ấm.
*Quan sát cái ly:
+ Vậy để uống nước các con cần phải có cái gì?(Nhắc lại từ “cái ly”).
+ Cái ly hình dáng ra sao? Làm từ chất liệu gì?
+ Cái ly có miệng tròn, lòng rộng, dùng để uống nước, được làm bằng nhựa và có quai hoặc không có quai.
- Nói tên gọi khác của cái ly là cái cốc, cái tách.
-Cho trẻ so sánh cái bình và cái ly:
+ Giống: đều dùng để uống nước.
+ Khác: Bình dùng để đựng nước, ly để uống nước.
-Cho trẻ quan sát các đồ dùng gia đình khác trên máy tính.
- Phân loại các đồ dùng phục vụ cho việc sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh...
2) Hoạt động 2: Luyện tập:
- Thông qua trò chơi câu đố trẻ đoán được các đồ vật.
- Gọi trẻ lên nêu đặc điểm các loại đồ dùng, hình dáng, công dụng,...
+ Các con vừa rồi nhận biết các loại đồ dùng rất là chính xác này, vậy bây giờ cô sẽ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị thủy tiên
Dung lượng: 17,29KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)