G.an goc

Chia sẻ bởi Nguyễn Mai Nhi | Ngày 06/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: g.an goc thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

LÀM QUEN VĂN HỌC

CÂU CHUYỆN CỦA BÉ MY (LẦN 1)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ hiểu câu chuyện :
+ Nắm được trình tự phát triển của cốt truyện.
+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Chức năng và sự thống nhất giữa các bộ phận trên cơ thể.
- Nghe và hiểu ngôn ngữ câu chuyện : Biết trả lời, đặt tên câu chuyện và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thật, hồn nhiên.
- Phát triển khả năng chú ý, tư duy.
- Giáo dục : Ý thức giữ gìn sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ :
- Trước khi tổ chức hoạt động chung, cô tổ chức 1 số hoạt động nhằm chuẩn bị vốn sống và làm giàu biểu tượng
+ Tạo hình : Cho trẻ tô màu các nhân vật (bộ phận) trong chuyện
+ ÂN : Làm quen các bài hát về cơ thể.
- Giáo cụ : Tranh vẽ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :

Hoạt động cô
Dự kiến hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1 : Giới thiệu
- Cô giả tình huống nghe điện thoại báo Bé My không đến lớp vì bị bệnh. Cô dẫn trẻ đến thăm Bé My.
“Ồ, sao Bé My nằm ngủ sao cô nghe có tiếng nói thì phải, các bạn lắng nghe coi có tiếng gì vậy ?”

2. Hoạt động 2 : Cô kể chuyện
Sử dụng búp bê mềm
- Kể từ đầu ….. nhờ anh chân đấy!
“Con đoán xem anh Chân sẽ làm gì để giúp anh tay Phải? ”
- Cô kể tiếp đến “chỉ một giây”
“Theo con vì sao các bộ phận trên cơ thể của Bé My đều mệt mỏi?”
- Cô kể tiếp đoạn còn lại.
3. Hoạt động 3 : Đàm thoại
“Những bộ phận nào trên cơ thể Bé My tham gia vào câu chuyện này?”
“Tại sao bé My bị ốm ?”
“Theo con là các bộ phận trong cơ thể sẽ thống nhất như thế nào khi Bé My đi nắng mà không chịu đội mũ?”
* Trò chơi : “Ai giúp tôi”
Sử dụng các hình bìa tay trái, tay phải, trái tim, lưng
- Cô hóa trang thành anh Lưng.
- Bé lên đóng vai anh Tay phải, Tim và Lưng
Lần 1 :
- Cô và trẻ cùng nói những lời thoại trong câu chuyện. (Cô nói lời của anh Lưng với nhân vật nào thì bé đóng nhân vật đó trả lời)
Lần 2 :
- Chia cháu thành các nhóm vai.
- Cô diễn rối Bé My, các nhóm sẽ trả lời.
- VD: “Tôi muốn đi nắng mà không phải đội mũ”.


“Tôi muốn ăn nhiều kem”
“Nếu mà có sự thống nhất của các bộ phận trong cơ thể như thế thì Bé My sẽ thế nào nhỉ?”
“Theo con mình đặt tên cho câu chuyện này là gì ?”
- Cô ghi lại tên chuyện trẻ đặt và giới thiệu tên câu chuyện.





- Cháu chú ý lắng nghe





- Cháu lắng nghe cô kể chuyện
- Trẻ trả lời theo suy đoán của trẻ


- Trẻ trả lời theo suy đoán của trẻ



- Lưng, Tay trái, Tay phải, Hai chân, Chị Tim

- Trẻ trả lời theo ý trẻ








- Trẻ đối thoại theo nhân vật cùng cô





- Nhóm chân :“Tôi không đi nữa, tôi chạy vào mát đây”…
- Nhóm tay : “Tìm mũ đội lên đầu”…
- Nhóm tay : “Không cầm kem”
- Nhóm tim : “Bảo miệng không ăn kem”…
- Trẻ trả lời theo ý trẻ

- Trẻ đặt tên theo ý của trẻ.



HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO
- Góc LQVH :Tập kể lại chuyện, xem tranh truyện
- LQCV : Sao chép từ, tên nhân vật trong truyện.
- Tạo hình :Vẽ các bộ phận trên cơ thể; Vẽ truyện tranh

LÀM QUEN VĂN HỌC

CÂU CHUYỆN CỦA BÉ MY (LẦN 2)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Khắc sâu nội dung câu chuyện: Sự gắn kết, thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể
- Biết diễn đạt ngôn ngữ nhân vật mạch lạc và diễn cảm.
- Phát triển khả năng chú ý, tư duy, tưởng tượng và khả năng sáng tạo
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ :
- Trước giờ hoạt động : Cho trẻ tô màu nhân vật : Tay , chân, lưng, tim…
- Giáo cụ : Rối tay
- XDMTHĐ góc văn học :
+ Tranh cho trẻ xem
+ Tranh phông vẽ cảnh nhà
+ Hình nhân vật rời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mai Nhi
Dung lượng: 434,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)