DTHK2
Chia sẻ bởi Trần Thanh Dân |
Ngày 13/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: DTHK2 thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA HỌC KỲ II – NH : 2012- 2013
Trường THCS Nguyễn Du MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ :
Câu 1: (1,0 điểm)
Chép nguyên văn 2 khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ ?
Câu 2: (2,0 điểm)
Thế nào là nhân hóa? Kể tên các kiểu nhân hóa đã học ?
Gạch chân những từ ngữ dùng làm phép nhân hóa trong câu ca dao sau, cho biết thuộc kiểu nhân hóa nào?
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Câu 3: (1,0 điểm)
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau:
a. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(Bài học đường đời đầu tiên)
b. Tre là cánh tay của người nông dân.
(Cây tre Việt Nam)
Câu 4: (1,0 điểm)
Khi tìm hiểu xong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên", em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Câu 5: (5,0 điểm)
Em hãy viết bài văn tả lại người mẹ kính yêu của mình.
...............................................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 HỌC KỲ II
Năm học 2012- 2013
Câu 1: (1đ): - Chép nguyên văn, không sai lỗi chính tả (1đ)
- Sai một lỗi trừ 0,25đ )
Câu 2:(2đ)
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,...bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.(1đ)
- Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp: (0,5đ)
1. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
3.Trò chuyện, xưng hô với vật như đối như với người.
- HS Gạch chân từ ngữ sử dụng phép nhân hóa – nêu rõ kiểu nào: (0,5đ)
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Thuộc kiểu: Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
Câu 3:(1đ)
Xác định đúng chủ ngữ và vị ngữ mỗi câu được (0,25 điểm)
a. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
CN VN
b. Tre là cánh tay của người nông dân.
CN VN
Câu 4: (1đ)
Bài học cho bản thân cần thể hiện các ý:
- Sống ở đời phải khiêm nhường, biết mình biết người, không được tự phụ, kiêu căng để rồi không chỉ hại cho mình mà còn gây vạ cho người khác.( 0,5 diểm)
- Cần phải sống đoàn kết, yêu thương , giúp đỡ mọi người xung quanh ta.( 0,5 điểm)
( Học sinh có thể nêu hay thể hiện thành đoạn văn)
Câu 5:(5đ) Bài làm theo bố cục 3 phần
Mở bài: Giới thiệu chung về mẹ của em.
Thân bài: Tả chi tiết
- Ngoại hình
- Cử chỉ
- Hành động
- Lời nói….
Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với mẹ của mình.
Biểu điểm:
- Điểm 4 - 5: Bài viết lưu loát, có cảm xúc, biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi tả, biết sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa phù hợp, trình bày sạch, đẹp.
- Điểm 2 – 3: Bài viết đủ 3 phần song chưa biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi tả, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1 : Bài làm sơ sài, bố cục chưa hợp lí, diễn đạt chưa trôi chảy, còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
Trường THCS Nguyễn Du MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ :
Câu 1: (1,0 điểm)
Chép nguyên văn 2 khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ ?
Câu 2: (2,0 điểm)
Thế nào là nhân hóa? Kể tên các kiểu nhân hóa đã học ?
Gạch chân những từ ngữ dùng làm phép nhân hóa trong câu ca dao sau, cho biết thuộc kiểu nhân hóa nào?
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Câu 3: (1,0 điểm)
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau:
a. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(Bài học đường đời đầu tiên)
b. Tre là cánh tay của người nông dân.
(Cây tre Việt Nam)
Câu 4: (1,0 điểm)
Khi tìm hiểu xong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên", em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Câu 5: (5,0 điểm)
Em hãy viết bài văn tả lại người mẹ kính yêu của mình.
...............................................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 HỌC KỲ II
Năm học 2012- 2013
Câu 1: (1đ): - Chép nguyên văn, không sai lỗi chính tả (1đ)
- Sai một lỗi trừ 0,25đ )
Câu 2:(2đ)
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,...bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.(1đ)
- Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp: (0,5đ)
1. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
3.Trò chuyện, xưng hô với vật như đối như với người.
- HS Gạch chân từ ngữ sử dụng phép nhân hóa – nêu rõ kiểu nào: (0,5đ)
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Thuộc kiểu: Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
Câu 3:(1đ)
Xác định đúng chủ ngữ và vị ngữ mỗi câu được (0,25 điểm)
a. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
CN VN
b. Tre là cánh tay của người nông dân.
CN VN
Câu 4: (1đ)
Bài học cho bản thân cần thể hiện các ý:
- Sống ở đời phải khiêm nhường, biết mình biết người, không được tự phụ, kiêu căng để rồi không chỉ hại cho mình mà còn gây vạ cho người khác.( 0,5 diểm)
- Cần phải sống đoàn kết, yêu thương , giúp đỡ mọi người xung quanh ta.( 0,5 điểm)
( Học sinh có thể nêu hay thể hiện thành đoạn văn)
Câu 5:(5đ) Bài làm theo bố cục 3 phần
Mở bài: Giới thiệu chung về mẹ của em.
Thân bài: Tả chi tiết
- Ngoại hình
- Cử chỉ
- Hành động
- Lời nói….
Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với mẹ của mình.
Biểu điểm:
- Điểm 4 - 5: Bài viết lưu loát, có cảm xúc, biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi tả, biết sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa phù hợp, trình bày sạch, đẹp.
- Điểm 2 – 3: Bài viết đủ 3 phần song chưa biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi tả, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1 : Bài làm sơ sài, bố cục chưa hợp lí, diễn đạt chưa trôi chảy, còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thanh Dân
Dung lượng: 25,83KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)