Dsdss

Chia sẻ bởi Lê Phước Tân | Ngày 05/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: dsdss thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

BÀI : Từ Hán Việt :
- Các loại từ ghép Hán Việt :
+ Từ ghép chính phụ
+ Từ ghép đẳng lập
- Tác dụng từ Hán Việt:
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
+ Tạo sắc thái cổ xưa
BÀI : Quan hệ từ :
- Quan hệ từ là những từ biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, đẳng lập… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
Ví dụ: Của; như; nếu thì; tuy nhưng; Nhưng…
BÀI : Từ đồng nghĩa :
- Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
- Các loại từ đồng nghĩa:
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn : Quả, trái
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Chết, Hy sinh
BÀI : Từ trái nghĩa :
- Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
? Tìm các từ trái nghĩa trong đoạn thơ dưới đây?
Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung


Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
( Tố Hữu )
BÀI : Từ đồng âm :
- Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau
Ví dụ:
BÀI : Thành ngữ
- Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cô định. Biểu thị mọt ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ví dụ: Lê thác xuống ghềnh
- Nghĩa của thành ngữ: Hiểu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một số pháp chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ…
BÀI : Điệp ngữ
- Khái niệm: Là biện pháp lặp lại từ ngữ nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Các loại điệp ngữ:
Điệp ngữ cách quảng
Điệp ngữ nối tiếp Điẹp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
? Tìm các điệp ngữ trong đoạn văn dưới đây? Cho biết chúng thuộc kiểu điệp ngữ gì?
“ Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng đương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được “mê luyến mùa xuân”
( Vũ Bằng )
BÀI : Chơi chữ :
- Khái niệm: Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn thú vị
- Các lối chơi chữ thường gặp là:
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng lối nói trại âm
+ Dùng cách điệp âm
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố…
? Xác định phép chơi chữ trong ví dụ dưới đây và cho biết nó thuộc lối chơi chữ gì?
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
(Ca dao)
PHẦN III. TẬP LÀM VĂN.
I.Lý thuyết. Văn bản biểu cảm:
- Hiểu thế nào là văn biểu cảm.
- Xác định thể loại, đối tượng, nội dung thể hiện của đề bài
- Nắm và thể hiện được bố cục
- Biết vận dụng các cách lập ý trong văn biểu cảm
- HIểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
II. Đề văn áp dụng.( Lập dàn bài cho các đề bài sau)
Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về một loài cây em yêu quý nhất.
Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ của me về một người thân trong gia đình em ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…)
Đề 3: Một cảnh đẹp ở quê em. ( Ngọn núi, dòng sông, cánh đồng.)
Đề 4: Mái trường thân yêu
Đề 5: Một mùa em yêu.( Xuân, Hạ, Thu, Đông)
Đề 6: Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. ( Đã học ở chương ngữ văn 7, học kì I)
Lưu ý: Đề cương này chỉ soạn những nét cơ bản, các em cần kết hợp sách giáo khoa, vở ghi chép để ôn tập được tốt.














































* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phước Tân
Dung lượng: 42,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)