Dong Nam Bo

Chia sẻ bởi Ngô Viết Dương | Ngày 06/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Dong Nam Bo thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Địa lý tự nhiên Việt nam
GV hướng dẫn :TS Đậu Thị Hoà
SV thực hiện :Tổ 2-Lớp 06CDL
Đông Nam Bộ
I. Đặc điểm chung
ĐNB là khu vực có tính chất chuyển tiếp từ vùng núi NTS xuống vùng đồng bằng châu thổ, có địa thế cao, nhiều loại đất tốt, có khí hậu nóng quanh năm và có một mùa khô rất điển hình.
Khu vực này có nguồn tài nguyên rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là về cây công nghiệp, dầu khí, du lịch.

ĐNB gồm 6 tỉnh và thành phố: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích:23.000 km2
Dân số: 20.000.000 người
Vị trí địa lý
Phía Bắc giáp với Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ,
Phía Nam và Tây Nam giáp với đồng bằng sông Cửu Long, là vùng trọng điểm số 1 về LT.TP, giao lưu thuận tiện nhờ có mạng lưới kênh rạch và hệ thống đường bộ
Phía Tây giáp Campuchia, giao lưu dễ dàng bằng đường bộ và đường sắt xuyên Á trong tương lai ,và trở thành cửa ngỏ thông ra biển của các nước láng giềng
Phía Đông và Đông Nam là vùng Nam biển Đông, vùng biển giàu thuỷ sản, dầu khí có khả năng phát triển du lịch biển, hàng hải
ĐNB còn nằm trên đường trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế. Cụm cảng Sài Gòn (đường không và đường biển) và Vũng Tàu tạo cửa ngõ cho vùng mở ra với nước ngoài.


II. Các thành phần tự nhiên


2.1. Đặc điểm địa chất địa hình
Địa chất:
ĐNB nằm ở vùng chuyển tiếp giữa địa tào_ khối cổ xuống vùng sụt võng, vì vậy vừa bị lôi kéo bởi những vận động nâng lên của vùng đồi núi, vừa bị lôi kéo bởi vùng sụt võng, đã tạo nên hai bề mặt ở độ cao khác nhau.
Cấu trúc địa chất cơ bản của khu gồm 3 tầng:
+ Phía trên là tầng đá bazan trẻ (Q1-4): dày 100m, mặt bị phong hoá tạo lớp đất đỏ bazan dày.
+ Lớp phù sa cổ bị đá ong hoá mạnh
+ Dưới cùng là đá gốc cát kết, đá phiến tuổi cổ sinh và trung sinh.



Địa hình:
Có hai khu vực rõ rệt :
+ Khu vực giáp cực NTB: khu vực này bị lôi kéo bởi vận động nâng lên của miền núi cực NTB và khối tây Campuchia, cùng với hoạt động phun trào dung nham bazan, tạo nên một BBN đất đỏ bazan cao từ 50- 200m, thuộc địa phận Đồng Nai.
Ở đây cũng còn tồn tại nhiều núi đá xâm nhập Granit đơn độc như Chứa Chan (839m), Bà Rá (736m)
+Khu vực thứ hai là phía Nam của BBN bazan, đây là thềm phù sa cổ bị chìm xuống phù sa mới của sông Vàm Cỏ, tạo thành vùng đất xám rộng lớn với độ cao 25- 50m.
Phía Tây của khu vực này vẫn nổi lên ngọn núi Bà Đen cao 986m
Hai bề mặt này chạy song song theo hướng TB_ĐN và dốc nghiêng từ ĐB xuống TN.
Nhìn từ xa BBN đất đỏ bazan làm thành dải đất cao, dài chồng lên bề mặt đất xám.
2.2 Khí hậu
Mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ cao và điều hoà quanh năm, rất hiếm khi có bão, nhiệt độ trung bình năm là 27,2 oC. Tổng số giờ nắng là 2400- 2600 giờ/năm.
Tổng nhiệt độ hoạt động 9000-10000 oC/năm
Lượng mưa trung bình 1600- 2000 mm/năm. Về lượng mưa có sự phân hoá đôi chút:
+ Trên BBN đất đỏ có lượng mưa lớn hơn 2000mm, mưa từ tháng 5- 10, mùa khô 6 tháng và đã xuất hiện tháng hạn.
+ Vùng đất thấp lượng mưa bé hơn 2000mm, vùng từ Bà Rịa Vũng Tàu, mưa bé hơn 1500mm, mùa khô kéo dài 5-6 tháng
Điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp với sự phong phú đa dạng về nông sản nhiệt đới và có điều kiện thâm canh tăng vụ.
Khó khăn của vùng là mùa khô ở đây kéo dài, có khi tới 4 tháng (từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3), dẫn đến tình trạng thiếu nước cho cây trồng, cho sinh hoạt của dân cư và cho công nghiệp (đặc biệt là nước trong các hồ thuỷ điện).

2.3 Thuỷ văn
Có nguồn nước dồi dào của sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ.
Riêng sông Đồng Nai cung cấp 30 tỉ m3/năm, đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Giá trị thuỷ điện sông Đồng Nai 5triệu kW/năm.
Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai và vùng phụ cận ven biển (gọi tắt là lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai có hình nan quạt kéo dài từ cuối sườn Tây của dãyTrường Sơn thuộc Nam Trung Bộ, qua hết vùng Đông Nam Bộ đếngiáp vùng ĐồngTháp Mười thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.


Dòng chính sông Đồng Nai phân bố theo trục Đông Bắc - Tây Nam và các nhánh sông lớn quan trọng cùng đổ nước vào dòng chính là sông La Ngà (nằm bên trái dòng chínhtheo hướng từ thượng nguồn ra cửa sông), sông Bé, sông Sài Gòn và sôngVàm Cỏ (nằm bên phải).
Toàn bộ hệ thống các sông suối trong lưu vực tập trung về các cửa chính là Gành Rái và Soài Rạp. Điều kiện địa hình cũng hìnhthành nên các lưu vực sông ven biển khá độc lập.
Sông Sài Gòn
Hệ thống sông Đồng Nai
Hồ:
Hồ Dầu Tiếng thuộc xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Hồ Dầu Tiếng là một biển nước mênh mông do con người tạo ra từ một công trình thủy lợi cách thị xã Tây Ninh 20km. Hồ Dầu Tiếng là điểm du lịch nằm trong tuyến liên hoàn giữa thị xã Tây Ninh - Toà thánh Tây Ninh - núi Bà Ðen với diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỷ m3 nước tưới cho đồng ruộng tỉnh và các tỉnh lân cận.
Hồ Dầu Tiếng
Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo thuộc tỉnh Đồng Nai, hồ là nơi chứa nước cung cấp cho nhà máy Thủy điện Trị An.
Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có dung tích toàn phần 2,765 km³, dung tích hữu ích 2,547 km³ và diện tích mặt hồ 323 km². Hồ được thiết kế để cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An công suất 400MW với sản lượng điện hàng năm 1,7 tỷ kWh.
Hồ Trị An
2.4 Thổ nhưỡng
Trong vùng có 2 loại đất chính đó là đất đỏ bazan và đất xám bạc màu phát triển trên phù sa cổ
Ngoài ra còn có một số loại đất khác như feralit đỏ vàng trên đá trầm tích, phù sa mới dọc các bãi sông, đất mặn và đất cát ven biển

Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích của vùng, nối tiếp với miền đất badan của Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Đất đỏ bazan , tầng đất đỏ dày 10-12m, phân bố trên bán bình nguyên có độ dốc từ 2-100, cũng tạo điều kiện cho quá trình feralit phát triển rửa trôi tạo nên loại đất feralit đỏ nâu trên đá bazan.Hai loại đất này tạo điều kiện cho khu này phát triển cây công nghiệp với quy mô lớn
Đất xám bạc màu (phù sa cổ) chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt.
Đất đỏ bazan
Khoáng sản
Có những khoáng sản có giá trị kinh tế cao như dầu khí ở thềm lục địa, bô xit ở Bình Phước. Nguồn dầu khí ở thềm lục địa được khai thác từ năm 1986, trữ lượng tăng nhanh.
Năm 1990: 2,7 triệu tấn
Năm 1992: 7,7 triệu tấn;
Năm 1999: 15,32 triệu tấn cùng với 1,4tỉ m3 khí.
90% lượng dầu khí khai thác ở Việt Nam là ở vùng ĐNB.
Nguyên vật liệu làm vật liệu xây dựng có các mỏ đất sét, cao lanh ở Đồng Nai, Bình Dương.
2.5 Sinh vật
Tài nguyên rừng không còn nhiều nhưng có ý nghĩa lớn đối với việc phòng hộ cho cây công nghiệp dài ngày đảm bảo cân bằng sinh thái cho vùng
-Rừng rậm á xích đạo còn ở Tây Ninh và Đồng Nai.
Rừng thưa, tre , nứa , đồng cỏ có ở vùng sông Bé
Ở đây có rừng quốc gia Cát Tiên và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở khoa học lâm nghiệp và thắng cảnh lớn.Hiện nay việc phát triển rừng nước mặn ở Cần Giờ(HCM) cũng trở thành nơi có ý nghĩa đồi với việc tham quan du lịch và môi trường
-Vùng duyên hải ĐNB có rừng ngập mặn, việc bảo vệ và phát triển vốn rừng này có ý nghĩa quan trọng về sinh thái, giữ nước và bảo vệ các hồ thuỷ điện, hồ thuỷ lợi
Tài nguyên lâm nghiệp của vùng không thật lớn, nhưng đây là nguồn cung cấp gỗ dân dụng, gỗ củi cho thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, và là nguồn nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai.

Rừng ngập mặn
Rừng quốc gia Cát Tiên
Một số động vật ở rừng Cát Tiên
Khu dữ trữ sinh quyển Cần Giờ (HCM)
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).



III.Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở ĐNB
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu có ý nghĩa quan trọng ở ĐNB, bởi vì đây là vùng rất giàu tiềm năng, có kinh tế phát triển năng động nhất nước ta hiện nay.Hầu như mọi tiềm năng của vùng đất, vùng biển và thềm lục địa ở ĐNB đều đã và đang khai thác.Hơn nữa, việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài đặt ra nhiều vấn đề về môi trường, đòi hỏi có sự giải quyết cấp bách.Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu thể hiện ở mọi lĩnh vực:nông-lâm-công nghiệp, dịch vụ, kinh tế biển
Trong công nghiệp


ĐNB rất có tiềm năng phát triển về công nghiệp.Hiện nay trong cơ cấu ngành công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất, với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao như luyện kim, công nghiệp điện tử, chế tạo máy, tin học, hoá chất, hoá dược, thực phẩm…
Tuy nhiên việc phát triển các ngành công nghiệp của vùng đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng. Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ:

Cơ sở năng lượng được tăng cường với việc đặt đường dây cao áp xuyên Việt và việc khai thác thuỷ năng sông Bé, Sông Đồng Nai, sông Là Ngà..Hiện nay vùng đã có nhà máy thuỷ điện Trị An, Thác Mơ và đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận_Đa Mi.
Nguồn năng lượng dầu khí cũng đang được khai thác với việc xây dựng nhà máy điện Hiệp Phước và Phú Mỹ II. Như vậy sẽ đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các ngành sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng
Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu hướng mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài . Do vậy, những vấn đề về môi trường phải luôn luôn được quan tâm. Sự phát triển của công nghiệp cũng cần phải tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng
Nhà máy thuỷ điện Trị An
Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ
Nông nghiệp
ĐNB là vùng trọng điểm số 1 về cây công nghiệp nhiệt đới bao gồm cây lâu năm và hằng năm.Trong đó có những cây công nghiệp chủ yếu tạo ra nguồn hàng chủ lực cho vùng như cao du, cafe, điều, hồ tiêu, mía, đậu tương, cây ăn quả các loại. Tiềm năng về nông nghiệp của vùng tương đối lớn dựa trên tài nguyên đất bazan, đất xám phù sa cổ, khí hậu cận xích đạo và nguồn nước dồi dào của hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn

Tuy nhiên , khó khăn tương đối lớn của vùng là hiện tượng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và bị đe doạ xâm nhập mặn của vùng cửa sông, cửa biển.Do đó việc khai thác lãnh thổ trong nông nghiệp theo chiều sâu đòi hỏi công tác thủy lợi phải đặt lên hàng đầu.
Lễ hội trái cây ở Nam Bộ
ĐNB đã xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi, trong đó có công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn (Tây Ninh) đảm bảo tưới tiêu cho 170.000ha đất thưòng xuyên bị thiếu nước vào mùa khô ở Tây Ninh.

Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước . Đông Nam Bộ cũng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cà phê, hồ tiêu. Cây cọ dầu, cây điều đang được đưa vào trồng với quy mô lớn hơn. Cây mía và đậu tương vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày.

Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà cũng được thực hiện kết hợp với việc xây dựng các công trình thuỷ điện trên sông Bé, sông Đồng Nai và sông La Ngà. Nhờ đó, diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.


Lâm nghiệp
Vốn rừng ở ĐNB không còn nhiều nhưng có tác dụng lớn.Vì thế khi thác lãnh thổ theo chiều sâu trong lâm nghiệp đòi hỏi vừa khai thác gỗ và lâm sản đáp ứng yêu cầu ; vừa mở rộng và bảo vệ diện tích rừng để điều hoà nguồn nước .

Vốn rừng trên vùng thượng lưu của các con sông cần được bảo vệ để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm, đồng thời cần cứu các vùng rừng ngập mặn đang bị triệt phá do lấy than củi và do nuôi thuỷ sản không có quy hoạch tốt.

Bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, đặc biệt bảo vệ nghiêm ngặt những khu vườn quốc gia (vườn quốc gia Cát Tiên, khu bảo tồn Bình Châu_Phước Biển..), khu bảo tồn tự nhiên, các cơ sở nghiên cứu lâm, sinh học của vùng
Ngư nghiệp
Vùng Đông Nam Bộ nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và như trường Minh Hải – Kiên Giang, đồng thời có các điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá.
Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thuỷ sản nước mặn và nước lợ
Dịch vụ
Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Cùng với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng. Đó là các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch,… Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.

Cả vùng Đông Nam Bộ trong thời gian 1988 – 1999 đã thu hút số dự án với tổng số vốn đăng kí là 17815,9 triệu USD, bằng 50,3% của cả nước. Chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh, trong thời kỳ này đã thu hút 32% số dự án và 28% số vốn đầu tư của nước ngoài trong phạm vi cả nước. Ở thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành hai khu chế xuất là Tân Thuận và Linh Trung
Phát triển tổng hợp kinh tế biển
Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển). Việc phát hiện dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông của nước ta và việc khai thác dầu khí (từ năm 1986) với quy mô ngày càng lớn, có sự hợp tác đầu tư của nhiều nước, đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng cho vùng Nam Bộ và cả nước, nay còn là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí. Việc phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí sẽ làm thay đổi một cách lớn lao cơ cấu kinh tế và cả sự phân hoá lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, cần phải đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.


Về du lịch: có Vũng Tàu và Côn Đảo là 2 điểm du lịch nổi tiếng, thu hút rất nhiều khách du lịch
Vũng Tàu
Côn Đảo
Xây dựng địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam
Gồm thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương - Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu – Bình Phước – Tây Ninh – Long An sẽ tăng cường hạt nhân phát triển của vùng, tạo ra một trong hai vùng cực phát triển của đất nước. Địa bàn trọng điểm này sẽ góp phần tạo ra nhịp độ tăng trưởng mới của vùng và của cả nước
Tóm lại, ĐNB có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, dân cư lao động dồi dào, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển nhất nước ta.Với tiềm năng như trên, vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu thực sự được chú trọng ở ĐNB, để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên./.
Xin cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi
Đà Nẵng, tháng 11/2008
Danh sách tổ 2
Nguyễn Thị Hiền
Trương Thị Hiền
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Nguyễn Thị Hiếu
Lê Bá Hoài
Nguyễn Đình Hưng
Huỳnh Thị Hương

Đặng Thị Khuyên
Nguyễn Thị Lê
Nguyễn Xuân Lộc
Lương Phạm Thu Ly
Trần Thị Na
Lê Thị Nga
Nguyễn Tiến Định
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Viết Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)