Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn

Chia sẻ bởi Võ Thế Lâm | Ngày 14/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn thuộc Đạo đức 5

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỀ CẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP
SHCM THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC, LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. MỤC TIÊU:
+ Nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động chuyên môn cho CBQL và GV trong các nhà trường phổ thông
+ Đổi mới trong tư duy và sinh hoạt chuyên môn theo xu hướng tiếp cận phương pháp dạy học tích cực
+ Làm thay đổi căn bản về phương pháp thiết kế giờ dạy; tổ chức hoạt động trong giờ dạy; nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông
+ Phát huy rõ nét tính tích cực của học sinh với vai trò của người học
* Giáo viên nhận biết học sinh là đối tác, sự hợp tác sẽ quyết định sự thành công của giờ dạy
2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN KHẮC PHỤCTRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

- Áp dụng khuôn mẫu:
Hoạt động chuyên môn cá nhân: soạn giáo án, lên lớp,..., nặng hình thức biểu diễn, gò ép theo mẫu, mang tính đơn lẻ độc lập của từng cá nhân;
Sinh hoạt chuyên môn trong trường tập trung vào bổ sẻ, đánh giá, bình xét về hoạt động của người dạy là chủ yếu;
Chú trọng việc đánh giá xếp loại giáo viên, nặng về đánh giá giờ dự, kiểm tra đánh giá giáo án, hồ sơ.
- Sinh hoạt, quản lý chuyên môn dưới dạng hành chính mệnh lệnh.
- Bệnh thành tích, bao biện, bảo thủ, e ngại nảy sinh.
3. BIỂU HIỆN CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN HIỆN NAY

3.1. GV có thói quen: quan tâm việc dạy (chỉ chú ý đến kĩ thuật DH) mà chưa chú ý đến việc học của HS.
3.2. Kĩ năng quan sát để hiểu học sinh hạn chế, chưa quan tâm đến việc kết nỗi giữa hoạt động của thầy đối với từng học sinh.
3.3. Các kĩ năng: Giao tiếp, xây dựng mối quan hệ GV-HS, HS-HS, lắng nghe HS, giúp HS vượt qua khó khăn... ở trong giờ học của GV còn yếu và thiếu, đây là bức tường rào rất lớn, là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến việc áp dụng PPDH lấy HS làm TT.
3.4.Thói quen bắt HS khoang tay, ngồi đẹp, gõ thước mạnh, có những lời nhắc nhở học sinh gay gắt, thiếu thân thiên... Những biểu hiện đó làm cản trở việc áp dụng kĩ thuật dạy học và đổi mới PPDH...
3.5. Thực hiện nhiều hoạt động trong tổ chức một tiết học.
3.6. Cá nhân người dự chủ yếu chú ý hoạt động của thầy để trao đổi, bình xét, đánh giá thầy.

Tất cả điều này để GV nhận ra chỉ thông qua các hình ảnh có thật và minh chứng trên các giờ học mà ở đó HS là trung tâm để làm cơ sở phân tích, chứng minh.
7 - MINH HOẠ QUAN SÁT VIỆC HỌC CỦA HS
NHƯ THẾ NÀO?
4. NỘI DUNG CẦN ĐẠT TRONG ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

4.1. Đảm bảo cơ hội học tập, phát huy tính sáng tạo của học sinh cho tất cả mọi học sinh trong mỗi giờ học
4.2. Đảm bảo cơ hội phát triển năng lực hoạt động chuyên môn cho mỗi giáo viên
4.3. Luôn tạo ra sự kết nối giữa thầy và học sinh trong quá trình hoạt động dạy và học
4.4. Đảm bảo cơ hội cho nhiều phụ huynh học sinh tham gia (đây là mục tiêu rất cần thiết, cao cả).
4.5. Tạo ra sự thân thiện giữa GV – GV, CBQL – GV, GV – HS, GV – gia đình HS

5- CÁC KHÂU CHÍNH
TRONG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

5.1. Chuẩn bị bài dạy minh hoạ như thế nào?
5.2. Tổ chức dự giờ như thế nào?
5.3. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn?
5.4. Suy ngẫm và chia sẻ bài học thế nào?
5.5. Thực hành trong bài học hằng ngày?
6. CƠ HỘI HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LÀ YẾU TỐ CẦN ĐƯỢC TẬP TRUNG ƯU TIÊN QUAN TÂM HÀNG ĐẦU CỦA GV VÀ NHÀ TRƯỜNG, ĐÓ LÀ:

6.1. HS HỌC CHƯA? (Em nào học? Em nào không học?)

6.2. HS HỌC NHƯ THẾ NÀO? TẠI SAO?

6.3 . VIỆC HỌC ĐÓ CÓ Ý NGHĨA KHÔNG (HIỆU QUẢ, KẾT QUẢ)? VÌ SAO ? (GV? HS? ND học tập?)
8. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN:

- QUAN SÁT TINH/NHẠY VIỆC HỌC CỦA HS, SỰ KẾT NỐI GIỮA HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY - TRÒ
- CẢM NHẬN VIỆC HỌC CỦA TỪNG HS
- LINH HOẠT ĐIỀU CHỈNH VIỆC DẠY
- THIẾT KẾ LẠI (SÁNG TẠO) KẾ HOẠCH BÀI DẠY
GV TỰ HỌC VỚI TƯ CÁCH CHUYÊN GIA .
9. Quy trình truyền thống trong sinh hoạt chuyên môn
(nhà máy)
10.MÔ HÌNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN MỚI
11. CHUẨN BỊ GIỜ DẠY ĐỂ LÀM CƠ SỞ SINH HOẠT

11.1. Cách 1: Để GV tự thiết kế/khuyến khích GV tự nguyện
11.2. Cách 2: Tổ CM, nhóm GV tham gia thiết kế, nhưng người dạy vẫn là người quyết định thay đổi hay không thay đổi cách dạy....

Lưu ý:
+ Không dạy trước/ hướng dẫn HS trước
+ Khuyến khích GV thiết kế với ý định sáng tạo xuất phát từ tình hình học sinh, chứ không vì SGK, nhà quản lý, yêu cầu khác tác động.....

12. TỔ CHỨC DỰ GIỜ

12.1. Vị trí người dự như thế nào ?
12.2. Quan sát học sinh như thế nào ?
12.3. Ghi chép như thế nào?
12.4. Suy ngẫm như thế nào ?
12.5. Nên bố trí toàn trường cùng dự giờ
13. VỊ TRÍ NGƯỜI DỰ GIỜ

14. SO SÁNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRUYỀN THỐNG VÀ ĐỔI MỚI
15. MONG ƯỚC CẦN ĐẠT PHƯƠNG PHÁP SINH HOẠT CM MỚI

15.1. GV tự tin hơn trong DH, nhận ra những vấn đề tồn tại của bản thân và sửa chữa kịp thời (Qua phát triển cụ thể HS)
15.2. Biết lắng nghe, quan sát HS, giúp tất cả các em HS học thực sự, không bỏ sót em nào.
15.3. Chuyển từ trọng tâm QS việc dạy của GV sang QS việc học của HS, quan sát kết nối giữa hoạt động của GV - HS
15.4. Tự tin điều chỉnh Kế hoạch DH ngay tại thời điểm dạy học trên lớp.
15.4. Có khả năng thiết kế bài học hay và khả năng sáng tạo bài dạy rất lớn không phụ thuộc SGK,SGV.
15.5. Phát triển các năng lực chuyên môn đặc biệt là đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng các giờ học trên lớp hằng ngày.
15.6. Mối quan hệ đồng nghiệp thay đổi GV-GV,QL-GV
15.7. KHả năng giúp đỡ, hỗ trợ của nhà trường đối với GV cao.

16. NHỮNG MONG MUỐN CẦN TIẾP CẬN

16.1. Cho CB,GV đi thăm quan dự giờ các tỉnh, đơn vị bạn để nhận rõ̃ vấn đề thực trạng DH hiện nay, để dễ so sánh tạo niềm tin vững chắc thực hiện.
16.2. Thường xuyên tổ chức SHCM tại trường, các nhà quản lý cần tập trung quan tâm đầu tứ.
16.3. Phòng nên tổ chức mô hình SHCM điểm từ đó chỉ đạo đại trà và dễ̃ cho nhà̀ trường có cơ sở so sánh.
16.4. Đề caọ quyết tâm của Hiệu trưởng, coi SHCM là chính sách quan trọng để thay đổi nhà trường.

TRAO ĐỔI VÀI NÉT VỀ THIẾT KẾ BÀI DẠY
17. Chuẩn bị ban đầu:
Xác định rõ kiến thức, kỹ năng cơ bản tối thiểu, được nâng cao.
Kiến thức cơ bản của các bài cũ cần thiết học sinh phải nắm vững để tiếp cận nội dung của bài.
Nắm chắc tình hình chất lượng học sinh giờ học trước, kiểm soát được khả năng tự học của học sinh sau giờ học trước.
Những dụng cụ, phương tiện, đồ dùng cần thiết thực hiện trong bài dạy. Tìm hiểu, khai thác trong tự nhiên, môi trường xã hội, khai thác trên mạng về những vấn đề liên quan để phục vụ cho bài giảng
Liên hệ, suy ngẫm với những bài trước đã thực hiện, giờ được đồng nghiệp dự, bản thân dự giờ đồng nghiệp, những ý kiến thảo luận, ý kiến đồng nghiệp tham gia trong buổi sinh hoạt chuyên môn để suy ngẫm cải tiến thiết kế.
Phác họa các hoạt động trong giờ dạy gắn với từng yêu cầu nội dung kiến thức, kỳ năng cơ bản mỗi học sinh cần đạt được, đảm bảo phân bổ thời gian cho mỗi hoạt động phù hợp, xác định phương tiện, điều kiện, đồ dùng cho mỗi hoạt động.
Trao đổi, tranh thủ ý kiến tham gia của đồng nghiệp

18. Thiết kế bài giảng
Thiết kế theo từng hoạt động cụ thể, mỗi hoạt động xác định rõ kiến thức kỹ năng cơ bản mỗi học sinh phải đạt được, kiến thức kỹ năng được nâng cao.
Mỗi hoạt động xác định rõ các phương án có thể thực hiện cho từng loại đối tượng để đạt bằng được kiến thức kỹ năng cơ bản.
Chú ý tới phương án học sinh kết hợp được với nhau để giải quyết vấn đề là chủ đạo.
Xác định rõ các phương án, biện pháp hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong tiếp thu kiến thức mới
Sử dụng đồ dùng đạy học, dữ liệu, hiện tượng, hiện vật có trong tự nhiên, xã hội vào bài dạy đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp
Thiết kế bài giảng nên tham khảo ý kiến nhiều người
19. Thực hiện tổ chức giờ học

Tạo ra không khí thoải mái, thân thiện ngay những phút đầu.
Bố trí chỗ ngồi của học sinh theo phương án được dự kiến đối với từng hoạt động và từng nội dung kiến thức, kỳ năng cần thực hiện
Xuất phát từ tình hình thực tế, từng đối tượng học sinh, điều kiện, diễn biến của từng hoạt động, để giáo viên linh hoạt, sáng tạo triển khai, thay đổi các phương án cho phù hợp.
Đề cao việc theo dõi diền biến tâm lý của học sinh để điều chỉnh phương án, phương pháp và đưa ra kiến thức, rèn luyện kỹ năng nâng cao cho phù hợp.
Chú trọng đảm bảo mọi hoạt động trong giờ phải đạt được mục tiêu kiến thức, kỹ năng cơ bản.
Sau mỗi giờ dạy giáo viên phải nắm chắc tình hình chất lượng giờ dạy, khả năng tiếp thu kiến thức từng học sinh.
20. Kết thúc giờ dạy

Mỗi giáo viên sau giờ dạy phải suy ngẫm về quá trình thực hiện giờ dạy, xác định rõ thành công, những hạn chế cần khắc phục.
Phải nắm vững những học sinh chưa hiểu bài để tiến hành bổ sung kiến thức ngay trong ngày. Liên lạc với gia đình để có sự cộng tác giúp đỡ học sinh, không để tình trạng HS thiếu hụt kiến thức kéo dài.
Nắm vững những học sinh có khả năng phát triển cần được bồi dưỡng nâng cao. Phối hợp với gia đình, báo cáo Hiệu trưởng để có kế hoạch bồi dưỡng.
Suy ngẫm chuẩn bị cho giờ học tiếp theo


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thế Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)