địa lí ngành chăn nuôi

Chia sẻ bởi Lê Thị Thúy | Ngày 05/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: địa lí ngành chăn nuôi thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Khoa : Sư phạm khoa học xã hội
Nhóm 4:
Trần Thị Phương Hồng
Cao Quang Trí
Lê Thị Thúy
Nguyễn Thị Hương Cúc

Địa lí ngành
chăn nuôi
Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi
Thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam
Hiệu quả của ngành chăn nuôi
II. Sự phát triển & phân bố ngành chăn nuôi
Khái quát ngành chăn nuôi Việt Nam
KHÁI QUÁT
NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM
-Từ năm 1990 đến nay ngành chăn nuôi có hướng phát triển tương đối ổn định ( bình quân đạt đến 5,27%/ năm).

-Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng rõ rệt,
Giai đoạn 1990-1995 : 3,5%/năm
Giai đoạn 1996-2000 : 6,7% năm
Trong các năm còn lại đă tăng lên tới 9,1%/ năm.

Chăn nuôi lấy thịt là hình thức phổ biến nhất ở nước ta. Tổng sản lượng thịt hiện nay đạt 2 triệu tấn các loại, trong đó thịt lợn chiếm tới 76% . Nhưng thịt gia cầm chủ yếu sản xuất ở các nông hộ được tiêu thụ trên thị trường nội địa.






Tuy có tốc độ tăng trưởng cao, song cơ cấu tỷ trọng thịt không thay đổi nhiều trong những năm gần đây.
Năm 1990 : 73,5%
Năm 2004: 77%
- Trọng lượng thịt gia cầm tăng lên gần 16% trong tổng sản lương thịt so với 15% vào năm 1995.


Chăn nuôi bò sữa cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây và không chỉ cung cấp sữa tươi cho tiêu thụ mà còn cung cấp cho các nhà máy chế biến sữa.
Năm 1990: 11.000 con
Năm 2004: 80.000 con
Trong đó, bò cái sinh sản có khoảng 50.000 con, bò sữa xấp xỉ 40.000.
Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi
Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.




Các hình thức tổ chức chăn nuôi và chính sách phát triển chăn nuôi.
Thị trường sản phẩm chăn nuôi
Dịch vụ chăn nuôi.
Giống gia súc, gia cầm.
HIỆU QUẢ CỦA SẢN XUẤT CHĂN NUÔI
Chăn nuôi lợn Việt Nam có lợi nhuận thấp
Giá thức ăn của Việt Nam quá cao với giá thế giới.
Khả năng cạnh tranh không cao của thịt lợn Việt Nam.
Vấn đề vệ sinh thú y, chuồng trại,chi phí thú y và chi phí khác cũng là gánh nặng lớn
Thiệt hại lớn khi dịch cúm gia cầm bùng phát.
Hình ảnh trong đợt dịch cúm35

THỰC TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM

Thứ nhất, quy mô trang trại quá nhỏ. Xu hướng phát triển các trang trại lợn công nghiệp quy mô lớn là lực lượng xuất khẩu chính. Số lượng các trang trại này tăng mạnh từ năm 1996.
Năm 2003 cả nước có khoảng 2.000 trang trại chăn nuôi.


Thứ hai, năng suất nuôi lấy thịt của Việt Nam còn tương đối thấp và tăng chậm trong vòng 10 trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thịt tính trên đầu con chỉ đạt 7,7%/năm.
Đây là tỷ lệ áp dụng giống cải tiến thấp và chăn nuôi tận dụng (sử dụng thức ăn thừa, thức ăn xanh, nguyên liệu thô).
Chất lượng thịt của Việt Nam còn thấp, biểu hiện ở tỉ lệ mỡ cao, bệnh dịch thường xuyên xảy ra nhất là đại dịch cúm gia cầm gần đây.
II. Sự PHÁT TRIểN & PHÂN Bố NGÀNH CHĂN NUÔI
Ngành chăn nuôi đang từng bước tăng tỉ trọng trong nông nghiệp.
Nước ta với nền nông nghiệp tiểu nông mang tính chất tự cung, tự cấp vì thế nên năng suất và sản lượng trồng trọt thấp, thì chăn nuôi cũng rất nhỏ bé.
Từ năm 1989 sau khi xóa bỏ cơ chế hợp tác xã, nhà nước đã giao đất lâu dài cho các hộ nông dân thì nông nghiệp ( chăn nuôi & trồng trọt ) có nhịp độ tăng trưởng.
Tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2003
- Sản xuất nông nghiệp: 22,4%
- Ngành trồng trọt: 76,4%
- Dịch vụ trong nông nghiệp : 2,2%
Chăn nuôi trâu, bò.
Từ những năm 80 số lượng tăng lên do nhu cầu lấy thịt, sữa,..
Năm 2003: trâu 2,8 triệu con, bò gần 4,4 triệu con.
Năm 2004: số lượng bò khoảng 4,9 triệu con.
Năm 2009:đàn trâu đạt 2 886,6 nghìn con , đàn bò đạt 6 103,3 nghìn con
Phân bố ở các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, cao nguyên Mộc Châu,…
Ở vùng Bắc Trung Bộ và Dh.Nam Trung Bộ : các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An,..bò được nuôi nhiều ở các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên.
Tây Nguyên có tìm năng lớn về đồng cỏ nhưng đàn bò phát triển chậm.
Chăn nuôi ở Đb.Sông Hồng & Đb.Sông Cửu Long chủ yếu là lấy sức kéo và tăng thêm nguồn thực phẩm.

Chăn nuôi lợn
Lợn gắn liền với các vùng sản xuất lương thực, là nguồn thịt chủ yếu cho nhân dân.
-Năm 2003: 24,9 triệu con.
- Năm 2009 đạt 27.627,7 nghìn con
Tập trung số đông nhất ở đb. Sông hồng & Bắc Trung Bộ ( Thanh Hóa và Nghệ An)
Đang tăng số lượng tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc,
Đb. Sông Cửu Long.
Đàn lợn được cải tạo về giống nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao,tỉ lệ thịt cao, ít mỡ. Xây dựng các trang trại nuôi lợn tập trung theo hình thức công nghiệp. Nhưng các tỉnh ở miền núi vẫn còn chăn thả.
Chăn nuôi các loại gia súc và gia cầm khác.
Bao gồm các đàn ngựa khoảng 130-140 nghìn con, đàn cừu khoảng 500 nghìn con, đàn dê, nuôi hươu khoảng 15 nghìn con, các loại gia cầm như nuôi vịt, nuôi gà để lấy trứng và thịt.,…
Số lượng đàn gia cầm
Năm 2003 :254 triệu con.
Năm 2009:280,18 triệu con

Cuối năm 2003 do dịch cúm bùng phát trên cả nước đã gây ra thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Nguy cơ bùng phát lại luôn rình rập.
NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI & KHÓ KHĂN
CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NƯỚC TA
THUẬN LỢI:
Về mặt tự nhiên:
Có bờ biển dài, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng.
Nguồn lợi hải sản khá phong phú với tổng trữ lượng khoảng 3,9- 4 triệu tấn.
Có nhiều ngư trường, trong đó có nhiều ngư trường trọng điểm.
Có nhiều thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy hải sản nước lợ, nước ngọt.
Về xã hội
Nhân dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
Phương tiện được trang bị ngày càng tốt hơn.
Dịch vụ và chế biến thủy hải sản được mở rộng.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
KHÓ KHĂN
Về mặt tự nhiên
Thiên tai chủ yếu là bão ven các vùng duyên hải.
Một số vùng biển, môi trường đang bị suy thoái.
Về mặt xã hội
Vốn của ngư dân còn gặp nhiều khó khăn nên không thể trang bị phương tiện hiện đại.
Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp áp được với yêu cầu.
Công nghệ chế biến chỉ đạt trung bình.
Phương hướng giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản
-Xây dựng mô hình sản xuất thức ăn tự động , đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn thức ăn tại chỗ cho vật nuôi.
-Chuyển giao công công nghệ kỹ thuật nứơc ngoài vào việc nuôi trồng , sản xuất
-Cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
-Xây dựng phòng xét nghiệm dịch bệnh tại chỗ để hỗ trợ người dân kiểm tra bệnh kịp thời, xây dựng hệ thống sản xuất giống sạch.
Thành lập trung tâm quan trắc môi trường và bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Khắc phục công tác thú y tại địa phương, tránh chồng chéo giữa chi cục thú y và thủy sản, đào tạo cán bộ thú y thủy sản cơ sở.
- Nâng cao trình độ hiểu biết về nuôi trồng thủy sản.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng thích đáng góp phần nâng cao năng suất sản phẩm. Điều chỉnh quy hoạch thủy lợi phù hợp với quy hoạch vùng trong tình hình biến đổi khí hậu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)