địa lí 6: Bài 1: Vị trí, hình dạng kích thước của Trái Đất

Chia sẻ bởi Nguyễn Cao Nhật Linh | Ngày 16/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: địa lí 6: Bài 1: Vị trí, hình dạng kích thước của Trái Đất thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Tuần.................
Tiết..............
Ngày dạy.......... Chương I: Trái Đất
Bài 1
Vị trí, hình dạng, và kích thước của Trái Đất

I / Mục tiêu bài học:
- Học sinh nắm được vị trí và tên (Theo thứ tự xa dần Mặt trời) của các hành tinh trong hệ Mặt trời, biết được 1 số đặc điểm của Trái Đất.
- Hiểu một số khái niệm và công dụng của đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam , nửa cầu Đông, nửa cầu Tây.
II/ Phương tiện dạy học:
Quả Địa Cầu;
Hình 1,2,3 trong SGK phóng to
III/ Hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Hãy nêu nội dung của môn địa lý lớp 6?
b) Phương pháp để học tốt môn địa lý lớp 6?
2. Bài giảng:
Vào bài: Trong Vũ trụ bao la, Trái Đất là một hành tinh xanh trong hệ Mặt trời, cùng quay quanh Mặt trời với Trái Đất còn có 8 hành tinh khác với các kích thước , mầu sắc, đặc điểm khác nhau. Tuy rất nhỏ , nhưng Trái Đất là thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời. Rất lâu rồi , con người luôn tìm cách khám phá những bí ẩn về “ chiếc nôi” của mình. Bài học này ta tìm hiểu một số kiến thức đại cương về Trái Đất ( vị trí , hình dạng và kích thước)
Hoạt động của thày và trò
Trình bày bảng

GV : Giới thiệu khái quát về hệ Mặt Trời H1.1
- Người đầu tiên tìm ra hệ mặt trời là Ni cô lai cô pec níc (1473 – 1543)
- Thuyết “Nhật tâm hệ” cho rằng MT là trung tâm của Hệ mặt trời .
( Quan sát hình 1 . Hãy kể tên 9 hành tinh lớn chuyển động xung quanh mặt trời ( theo thứ tự xa dần mặt trời)?
Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy?
GV (Mở rộng )
- 5 hành tinh ( Thuỷ, Kim, Mộc, Hoả, Thổ) được quan sát bằng mắt thường thời cổ đại
- Năm 1781 bắt đầu có kính thiên văn phát hiện sao Thiên Vương.
- Năm 1846 phát hiện sao Hải Vương
- Năm 1930 phát hiện sao Diêm Vương
( Trong hệ mặt trời, ngoài 9 Hành tinh đã nêu trên em có biết trong Hệ còn có những Thiên thể nào nữa không?
( Có Hành tinh thứ 10 không?
GV : Lưu ý học sinh thuật ngữ :
- Hành tinh là gì?
- Hằng tinh là gì?
- Mặt trời là gì?
- Hệ Mặt trời?
- Hệ Ngân hà ?
( ý nghĩa của vị trí thứ 3 ( theo thứ tự xa dần Mặt Trời ) của Trái Đất ?
- Nếu Trái Đất ở vị trí của Sao Kim hay Sao Hoả, thì nó có còn là thiên thể duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời không? Tại sao?
( khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150 triệu km. Khoảng cách này vừa đủ để nước tồn tại ở thể lỏng rất cần cho sự sống...)
( Trong trí tưởng tượng của người xưa, Trái Đất có hình dạng như thế nào? qua bánh trưng, bánh dày (phong tục)
Em có biết một số dân tộc trên Thế giới ngày xưa có tưởng tượng về Trái Đất như thế nào? (Người ấn Độ cổ, người Nga cổ...)
- Thế kỷ 17 hành trình vòng quanh Trái Đất của Magienlăng trong 1083 ngày ( 1522 ) Loài người đã có câu trả lời đúng về hình dạng Trái Đất.
- Ngày nay ảnh, tài liệu từ vệ tinh, tàu vũ trụ gửi về là chứng cứ khoa học về hình dạng của Trái Đất.
( Vậy quan sát ảnh (trang 5) và H2, Trái Đất có hình gì?
Lưu ý: ( Học sinh có thể nói Trái Đất hình tròn)
Hình tròn là hình trên mặt phẳng
Nói rõ Trái Đất có hình khối
GV: Dùng quả Địa Cầu: Mô hình thu nhỏ của Trái Đất khảng định rõ nét hình dạng Trái Đất.
( Hình dạng thực của Trái Đất ngoài vũ trụ có phải là hình cầu không? ( Hình cầu hơi dẹt ở 2 cực do sự tự quay quanh trục) hơi dẹt ở xích đạo
- Hình dạng và kích thước Trái Đất có ý nghĩa lớn lao như thế nào đối với sự sống trên Trái Đất?
-( Dựa vào H2 cho biết độ dài của bán kính Trái Đất và độ dài của đường xích đạo,( chu vi của Trái Đất)
GV : Dùng quả Địa cầu minh hoạ cho lời giảng , Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng gọi là Địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt Trái Đất ở 2 điểm dó chính là 2 Địa cực. Cực Bắc và cực Nam
- Địa cực là nơi gặp nhau của các dường kinh tuyến.
- Địa cực là nơi vĩ tuyến chỉ còn là một điểm.(900)
- Khi T.Đ tự quay, địa cực không di chuyển vị trí.
Do đó địa cực là điểm mốc để vẽ mạng lưới KTV
( Quan sát H3 cho biết các dường nối liền hai địa cực B và N trên bề mặt quả Địa cầu là những điểm gì? Chúng có đặc điểm nào?
- Nếu cách 10 ở tâm thì có bao nhiêu đường kinh tuyến? ( 360 kinh tuyến)
( Những vòng tròn trên Quả Địa cầu vuông góc với đường kinh tuyến là những đường gì? Chúng có đặc điểm gì ?
- Nếu cứ cách 10 ở tâm thì trên bề mặt quả Địa cầu từ cực Bắc xuống cực Nam có bao nhiêu vĩ tuyến (180 VT)
GV : Ngoài thực tế trên bề mặt Trái Đất không có đường kinh vĩ tuyến mà đường KVT chỉ được thể hiện trên quả Địa Cầu, trên các loại bản đồ phục vụ cho nhiều mục đích cuộc sống, sản xuất ....của con người.
( Xác định trên quả Địa cầu đườnh kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc? KTG lá đường kinh tuyến bao nhiêu độ? VTG là đường vĩ tuyến bao nhiêu độ?
- Thế nào là xích đạo? Xích Đạo có đặc điểm gì?
( Tại sao phải chọn KTG, VTG ? Kinh tuyến đối diện với KTG là kinh tuyến bao nhiêu độ?
Để căn cứ tính số thứ tự của các đường KT,VT khác
Để làm danh giới giữa BCĐ,BCT, NCB, NCN
( Xác định nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam ?
-Vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ?



Kinh tuyến Đông, nửa cầu Đông?


Kinh tuyếnTây, nửa cầu tây?
- Ranh giới hai nửa cầu Đông, Tây là vĩ tuyến 00 và 1800
- Cứ cách 10 vẽ một kinh tuyến thì sẽ có 179 kinh tuyến Đông và 179 kinh tuyến Tây.

( Công dụng của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
VD : Việt Nam : 8 0 . 230 22’ B
Vị trí của Trái Đất
trong hệ Mặt Trời



- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 9 Hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt
Trời.















*) ý nghĩa vị trí thứ 3 :
- Vị trí thứ 3 của Trái đất là một trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần tạo nên Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời.
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến







a) Hình dạng:
- Trái Đất có hình cầu.











b/ Kích thước:
- Kích thước Trái Đất rất lớn.
- Diện tích tổng cộng của Trái Đất :510 triệu km2.

3/ Hệ thống kinh, vĩ tuyến
a. Khái niệm:
- Các đường kinh tuyến nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam có độ dài bằng nhau ( 360 KT)

- Các đường vĩ tuyến vuông góc với các đường kinh tuyến; có đặc điểm song song với nhau và có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực (181 VT)


- KTG là kinh tuyến 00 ( qua đài thiên văn, Grin -uýt nước Anh)
- VTG là đường vĩ tuyến lớn nhất hay còn gọi là đường xích đạo, đánh số 0
- Kinh tuyến đối diện với KTG là kinh tuyến 1800


- Từ vĩ tuyến gốc(XĐ) đến cực bắc là nửa cầu Bắc, có 90 vĩ tuyến Bắc
- Từ vĩ tuyến gốc (XĐ) đến cực nam là nửa cầu Nam, có 90 đường vĩ tuyến Nam


-KTĐ: bên phải Kinh tuyến gốc, thuộc nửa cầu Đông

- KTT : bên trái kinh tuyến gốc, thuộc nửa cầu Tây



b- Công dụng của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
- Dùng để xác định vị trí của mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất .

 IV/ Đánh giá :
- Gọi học sinh đọc phần chữ đỏ ở trang 8 SGK
- Xác định trên quả địa cầu : các đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến đông, kinh tuyến tây, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam,nửa cầu bắc, nửa cầu nam, nửa cầu tây, nửa cầu đông
V / Hoạt động nối tiếp:
- Làm bài tập 1,2
- Đọc bài đọc thêm.

-------------***-------------
































Tuần ......... ...
Tiết ...................
Ngày ........ Bài 2
Bản đồ, cách vẽ bản đồ
I / Mục tiêu bài học:
- Học sinh trình bày được khái niệm bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phương pháp chiếu đồ khác nhau, biết một số việc cơ bản khi vẽ bản đồ.
II / Phương tiện dạy học:
Quả Địa Cầu
Một số bản đồ : Thế giới; châu lục, quốc gia, bán cầu
III/ Hoạt động trên lớp
1. Kiểm tra bài cũ : ( Gọi 02 học sinh cùng nên kiểm tra; một trả lời và một làm bài tập trên bảng)
a. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời ; nêu ý nghĩa?
b. Giải bài 1 trang 8 (SGK) ?
c. Xác định trên quả địa cầu: các đường kinh tuyến đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam, kinh tuyến và vĩ tuyến gốc?
d. GV vẽ 2 hình tròn ( tượng trưng cho Trái Đất) yêu cầu:
- Một h/s ghi nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo?
- Một h/s ghi kinh tuyến gốc, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây?
2. Bài mới
Vào bài : Trong cuộc sống hiện đại, bất kể là trong xây dựng đất nước, quốc phòng, vận tải, du lịch.v..v.đều không thể thiếu bản đồ, vậy bản đồ là gì?
Muốn sử dụng chính sác bản đồ cần phải biết các nhà địa lý, trắc địa làm thế nào để vẽ được bản đồ.
Hoạt động của thày và trò
Trình bày bảng

GV: Giới thiệu một số loại bản đồ: Thế giới, Châu lục, V
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Cao Nhật Linh
Dung lượng: 423,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)