Dia 6 ki 1

Chia sẻ bởi Ngô Thị Bých Lý | Ngày 16/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: dia 6 ki 1 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Chương I
Trái đất


Bài 1 Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất


I. Mục tiêu bài học
( HS nắm được vị trí và tên (theo thứ tự xa dần Mặt trời) của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, biết một số đặc điểm của Trái Đất.
( Hiểu một số khái niệm và công dụng của đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
( Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. Nửa cầu Đông, nửa cầu Tây.
II. Phương tiện dạy – học.
( Quả địa cầu
( Hình 1, 2, 3 trong SGK (phóng to)
III. Hoạt động trên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
a) Hãy nêu nội dung của môn Địa lí lớp 6?
b) Phương pháp để học tốt môn Địa lí lớp 6?
2. Bài giảng
Vào bài: Trong vũ trụ bao la, Trái Đất là một hành tình xanh trong hệ Mặt Trời, cùng quay quanh Mặt Trời với Trái Đất còn 8 hành tinh khác với các kích thước, màu sắc đặc điểm khác nhau. Tuy rất nhỏ nhưng Trái Đất là thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. Rất lâu rồi con người luôn tìm cách khám phá những bí ẩn về “chiếc nôi” của mình. Bài học này ta tìm hiểu một số kiến thức đại cương về Trái Đất (vị trí, hình dạng, kích thước …).

Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng


GV: Giới thiệu khái quát hệ Mặt Trời H.1.
- Người đầu tiên tìm ra hệ Mặt Trời là Nicôlai Côpecnic (1473 – 1543).
- Thuyết “Nhật tâm hệ” cho rằng Mặt Trời là trung tâm của hệ Mặt Trời …
CH: Quan sát H.1, hãy kể tên 9 hành tinh lớn chuyển động xung quanh Mặt Trời (theo thứ tự xa dần Mặt Trời).
Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy ?


GV (mở rộng)
- 5 hành tinh (Thuỷ, Kim, Hoả, Mộc, Thổ) được quan sát bằng mắt thường thời Cổ đại.
- Năm 1781 bắt đầu có kính thiên văn phát hiện sao Thiên Vương.
Năm 1846 phát hiện sao Hải Vương.
Năm 1930 phát hiện sao Diêm Vương
CH: Trong hệ Mặt Trời ngoài 9 hành tinh đã nêu trên em có biết trong hệ còn có những thiên thể nào nữa không?
CH. Có hành tinh thứ 10 không?
GV (lưu ý HS). Thuật ngữ
- Hành tinh là gì?
- Hằng tinh là gì
- Mặt trời là gì?
- Hệ Mặt trời?
- Hệ Ngân hà?
CH. – ý nghĩa của vị trí thứ 3 (theo thứ tự xa dần Mặt Trời của Trái Đất)?
- Nếu Trái Đất ở vị trí của sao Kim hoặc sao Hoả thì nó còn là thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời không? Tại sao?
(Gợi ý: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150 triệu km. Khoảng cách này vừa đủ để tồn tại ở thể lỏng, rất cần cho sự sống…)

CH. Trong trí tưởng tượng của người xưa, Trái Đất đến Mặt Trời có hình dạng như thế nào qua phong tục bánh chưng, bánh dày…?
- Em có biết một số dân tộc trên thế giới ngày xưa có tưởng tượng về Trái Đất như thế nào? (Người Độ cổ, người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Bých Lý
Dung lượng: 214,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)