Dgdfg

Chia sẻ bởi Trần Anh Đức | Ngày 05/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: dgdfg thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Chiến lược Biển Đông của Mỹ

Biển Đông đang trở thành một vấn đề mà Mỹ quan tâm hàng đầu hiện nay. Từ chỗ chỉ là một nước quan sát viên, không phải là quốc gia ven Biển Đông, cũng không phải là một bên tham gia tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng ngày nay, Mỹ đã chính thức can dự vào vấn đề này và trở thành một trong những nhân tố chi phối đến cục diện an ninh tại Biển Đông. Vì thế, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách của các nước trong khu vực rất quan tâm đến những vấn đề mới trong chiến lược Biển Đông của Mỹ dưới thời Tổng thống B. Obama.
Mỹ cho rằng họ có lợi ích sống còn về kinh tế và chiến lược ở Biển Đông.
Hiện nay, trên bình diện quan hệ kinh tế, Mỹ đang được xem là đối tác thương mại số 1 của Nhật Bản, số 2 của Trung Quốc và thứ 3 của ASEAN. Lợi ích kinh tế của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương đã lớn hơn lợi ích ở Tây Âu. Khu vực này đang thu hút một lượng đầu tư khổng lồ của các công ty Mỹ. Do đó, để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, Mỹ phải quan tâm nhiều hơn tới khu vực này.
Hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang khu vực Đông Á và từ Đông Á tới Mỹ cũng được vận chuyển chủ yếu qua các tuyến đường biển quốc tế trên Biển Đông. Do những lợi ích lớn về thương mại và kinh tế ở Đông Á, việc bảo đảm đi lại tự do cho tàu bè của Mỹ trên các tuyến đường Biển Đông đã được Mỹ coi trọng.
Về mặt chiến lược, Mỹ nhận thức rất rõ vai trò quan trọng của Biển Đông trong chiến lược toàn cầu của Mỹ ở thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Mỹ xem việc quan hệ các nước lớn trong khu vực là một trong những ưu tiên trong chính sách toàn cầu mới của mình. Và để đạt được mục tiêu đó, thì vị trí địa chiến lược của Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông càng trở nên quan trọng hơn.
Sự an toàn vận chuyển và các chuyến bay, sự tự do của các con đường giao thông trên biển là những lợi ích chiến lược quan trọng và là khu vực hoạt động của hải quân và không quân Mỹ giữa các căn cứ quân sự ở Châu Á, Ấn Độ Dương và vịnh Persic.
Về mặt địa - chiến lược, Đông Nam Á có thể cung cấp cho Mỹ một vị trí dễ tiếp cận về phía Nam lục địa; Kết hợp với việc tăng cường sự có mặt về quân sự ở Trung Á, liên minh chặt chẽ hơn với Nhật Bản về quân sự và an ninh ở phía Đông, Đông Nam Á có thể giúp Mỹ tạo thành vành đai chiến lược từ phía Tây xuống phía Nam và sang phía Đông.
Mặt khác, các tuyến đường biển Đông Nam Á có thể liên kết các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản với căn cứ lớn của Mỹ ở đảo Guam, tạo thành phòng tuyến quân sự bảo vệ các đồng minh của Mỹ ở Đông Á.
Về mặt địa - kinh tế, Mỹ thừa nhận một thực tế là nhiều nước đang cần tới nguồn tài nguyên của các nước Đông Nam Á. Nếu Mỹ thành công trong việc đứng chân tại đây, sẽ có thể thiết lập các quan hệ cạnh tranh kinh tế bình đẳng với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, với việc nền kinh tế tăng trưởng ngày càng cao khiến cho nhu cầu về năng lượng của các nước lớn trong khu vực ngày càng tăng, hàng ngày sẽ có hàng chục tàu chở dầu đi qua eo biển Malacca. Vì thế, Mỹ muốn có lợi thế trên con đường chở dầu này.
Trong thời gian qua, chính sách của Mỹ đối với tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông được thể hiện qua lập trường 4 điểm:
Mỹ thúc giục giải pháp hòa bình cho vấn đề của các nhà nước liên quan theo phương cách tăng cường hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực.
Mỹ không đồng tình với việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để khẳng định yêu sách quốc gia của bất kỳ nhà nước nào trong lãnh thổ Biển Đông và sẽ xem việc sử dụng đó như một vấn đề quan trọng.
Mỹ không có quan điểm về giá trị pháp lý của các yêu sách chủ quyền có tính cạnh tranh với nhau và sẵn sàng giúp đỡ cho một giải pháp hòa bình về các yêu sách có tính cạnh tranh nếu được các bên yêu cầu.
Mỹ có lợi ích chiến lược trong việc duy trì các con đường liên lạc trong khu vực và xem đó là cơ bản để không đồng tình với bất kỳ yêu sách về biển nào vượt ra sự cho phép của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.
Mỹ không thừa nhận cơ sở pháp lý của các đòi hỏi chủ quyền đối với Biển Đông của bất kỳ nước nào, kể cả Philippin - đồng minh truyền thống của Mỹ trong khu vực, sẽ tránh cho Mỹ khỏi dính líu vào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Đức
Dung lượng: 103,10KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)