Đề thi và đáp án vào lớp 10
Chia sẻ bởi Vũ Đại Đế |
Ngày 18/03/2024 |
33
Chia sẻ tài liệu: Đề thi và đáp án vào lớp 10 thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN THI : NGỮ VĂN – Hà Nội
Ngày thi : 22 tháng 6 năm 2011
Thời gian làm bài : 120 phút
---------
Phần I (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
… “Người đồng minh thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc” …
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai?
Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha đối với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp).
Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):
… “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
_ Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”…
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010)
Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.
Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu 2 chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I:
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm “Nói với con” của tác giả Y Phương ( tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày)
“Người đồng mình” : người vùng mình, người miền mình; người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
Thành ngữ trong đoạn thơ trên: “lên thác xuống ghềnh”. Nó được dùng để ví cảnh gian truân, vất vả
Học sinh phải viết một đoạn văn nghị luận đáp ứng đủ các yêu cầu của câu hỏi: khoảng 10 câu, theo cách lập luận tổng – phân – hợp, nội dung nói về đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp. Sau đây là một đoạn văn tham khảo:
(1) Đoạn thơ là lời tâm tình của người cha với con về đức tính cao đẹp của “người đồng mình.(2) Đó là những người mạnh mẽ, khoáng đạt.(3) Đó là những người “cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”. (4) Cuộc sống chốn núi rừng khó khăn, nghèo khổ, thiếu thốn. (5) Đó là cuộc sống “trên đá” “gập ghềnh”, “trong thung” “nghèo đói”. (6) Đó là cuộc sống gian truân , vất vả “như sông, như suối”, “lên thác xuống ghềnh”. (7) Nhưng người đồng mình vẫn luôn gắn bó, thủy chung: người đồng mình vẫn không chê đá gập ghềnh, không chê thung nghèo đói. (8) Điệp ngữ “không chê” đã tô đậm lên đức tính thủy chung, cao đẹp đó. (9) Đoạn thơ còn thể hiện mong muốn tha thiết của người cha với người con: Hãy nhận thức được phẩm chất cao đẹp của nhân dân và sống nghĩa tình, xứng đáng với nhân dân. (10) Lời dặn dò này, cùng với đức tính cao đẹp của người đồng mình đã để lại nhiều ngân vang trong lòng người đọc.
Phần II:
Lời thoại trên là lời độc thoại. Tuy tác phẩm viết: “nàng … ngửa mặt lên trời mà than rằng” nhưng thực chất đây là lời Vũ Nương tự nhủ với chính mình.
Lời thoại
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN THI : NGỮ VĂN – Hà Nội
Ngày thi : 22 tháng 6 năm 2011
Thời gian làm bài : 120 phút
---------
Phần I (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
… “Người đồng minh thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc” …
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai?
Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha đối với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp).
Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):
… “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
_ Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”…
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010)
Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.
Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu 2 chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I:
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm “Nói với con” của tác giả Y Phương ( tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày)
“Người đồng mình” : người vùng mình, người miền mình; người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
Thành ngữ trong đoạn thơ trên: “lên thác xuống ghềnh”. Nó được dùng để ví cảnh gian truân, vất vả
Học sinh phải viết một đoạn văn nghị luận đáp ứng đủ các yêu cầu của câu hỏi: khoảng 10 câu, theo cách lập luận tổng – phân – hợp, nội dung nói về đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp. Sau đây là một đoạn văn tham khảo:
(1) Đoạn thơ là lời tâm tình của người cha với con về đức tính cao đẹp của “người đồng mình.(2) Đó là những người mạnh mẽ, khoáng đạt.(3) Đó là những người “cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”. (4) Cuộc sống chốn núi rừng khó khăn, nghèo khổ, thiếu thốn. (5) Đó là cuộc sống “trên đá” “gập ghềnh”, “trong thung” “nghèo đói”. (6) Đó là cuộc sống gian truân , vất vả “như sông, như suối”, “lên thác xuống ghềnh”. (7) Nhưng người đồng mình vẫn luôn gắn bó, thủy chung: người đồng mình vẫn không chê đá gập ghềnh, không chê thung nghèo đói. (8) Điệp ngữ “không chê” đã tô đậm lên đức tính thủy chung, cao đẹp đó. (9) Đoạn thơ còn thể hiện mong muốn tha thiết của người cha với người con: Hãy nhận thức được phẩm chất cao đẹp của nhân dân và sống nghĩa tình, xứng đáng với nhân dân. (10) Lời dặn dò này, cùng với đức tính cao đẹp của người đồng mình đã để lại nhiều ngân vang trong lòng người đọc.
Phần II:
Lời thoại trên là lời độc thoại. Tuy tác phẩm viết: “nàng … ngửa mặt lên trời mà than rằng” nhưng thực chất đây là lời Vũ Nương tự nhủ với chính mình.
Lời thoại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Đại Đế
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)