De thi thu mon Hoa vao THPT

Chia sẻ bởi Tô Quang Nhậm | Ngày 13/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: De thi thu mon Hoa vao THPT thuộc Đại số 9

Nội dung tài liệu:

Phong GIÁO VÀ
Ninh Giang



KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2011-2012.
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)


Cho khối lượng mol nguyên tử các nguyên tố (gam/mol): C=12; H=1; Mg=24; Ca=40; Fe=56; O=16; S=32; Ag=108; Al=27; Br=80; Cu=64.
Câu 1: (4,0 điểm)
a. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí etilen bằng cách đun nóng hỗn hợp ancol etylic và axit sunfuric đặc (xúc tác) ở nhiệt độ thích hợp. Nếu dẫn khí thoát ra vào ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4 thì sau phản ứng trong ống nghiệm ta không thấy xuất hiện kết tủa màu đen (MnO2) như khi cho etilen lội qua dung dịch KMnO4. Tạp chất (chất X) gì đã gây ra hiện tượng đó? Giải thích?
b. Hỗn hợp khí chỉ gồm etilen và X. Để loại chất X (chỉ còn etilen), có thể dùng dung dịch chứa chất nào trong các chất (riêng biệt) sau đây: BaCl2; nước Br2; KOH; K2CO3; K2SO3, giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa?
Câu 2: (4,0 điểm)
Một loại quặng X có chứa (theo khối lượng) tạp chất trơ, thành phần còn lại chỉ gồm CaCO3 và MgCO3. Lấy 1,2m gam X cho phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 0,5m gam khí CO2 và dung dịch Y.
a. Tính phần trăm khối lượng MgCO3 và CaCO3 trong X?
b. Lấy một phần dung dịch Y đem cô cạn và tiến hành điện phân nóng chảy toàn bộ lượng muối thu được (hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%). Hỗn hợp kim loại thu được sau điện phân có khối lượng bằng 1,68 gam được cho hết vào 1,5 lít dung dịch CuCl2 0,1M, phản ứng xong thu được dung dịch Z. Khối lượng dung dịch Z tăng hay giảm hơn so với khối lượng dung dịch CuCl2 ban đầu bao nhiêu gam?
Câu 3: (4,0 điểm)
3.1. Hỗn hợp khí (ở nhiệt độ phòng) X gồm C2H7N và hai hiđrocacbon có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm CO2; N2 và hơi nước. Dẫn 110 ml hỗn hợp Y đi chậm qua bình chứa axit sunfuric đậm đặc (dư), thấy còn lại 50 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon và tính phần trăm theo thể tích các chất trong X.
3.2. Giải thích vì sao CH4 hầu như không tan nước, còn C2H5OH và CH3COOH lại tan rất tốt trong nước?
Câu 4: (4,0 điểm)
4.1. Hỗn hợp X gồm CuSO4; FeSO4 và Fe2(SO4)3 có chứa % theo khối lượng nguyên tố lưu huỳnh. Lấy 60 gam hỗn hợp X hòa tan hoàn toàn trong nước, sau đó thêm dung dịch NaOH (loãng) cho đến dư. Phản ứng xong, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí tới khi khối lượng chất rắn không thay đổi, được hỗn hợp Y. Dẫn một luồng khí CO (dư) đi chậm qua Y (nung nóng) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, được m gam chất rắn Z.
a. Viết tất cả các phương trình phản ứng đã xảy ra.
b. Tính m (gam)?
4.2. Trộn lẫn 100 ml dung dịch HCl a M với 250 ml dung dịch KOH b M, được dung dịch X. Lập biểu thức toán học thể hiện mối quan hệ giữa a và b, biết dung dịch X hòa tan vừa hết 9,75 gam nhôm hidroxit.
Câu 5: (4,0 điểm)
5.1. Thủy phân m gam tinh bột trong môi trường axit (hiệu suất phản ứng đạt 72%), thu lấy toàn bộ lượng glucozơ và chia làm hai phần.
- Phần một, cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư), phản ứng hoàn toàn được 24,03 gam Ag.
- Phần hai, thực hiện phản ứng lên men rượu (hiệu suất phản ứng đạt 80%). Chưng cất cho đến hết lượng ancol thu được và điều chỉnh thể tích bằng nước cất thấy thu được 287,5 ml dung dịch ancol etylic 750.
Tính m (gam)? Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 gam/ml.
5.2. Hỗn hợp X gồm etilen và axetilen, tỉ khối hơi của X so với hidro bằng 13,25. m gam hỗn hợp X làm mất màu tối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tô Quang Nhậm
Dung lượng: 32,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)