đê thi KH I

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nghị | Ngày 16/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: đê thi KH I thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD – ĐT HỒNG NGỰ
TRƯỜNG THCS THƯỜNG THỚI HẬU A

ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn : Địa Lí 6
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề )
Giáo viên ra đề : Nguyễn Thị Quế

TỰ LUẬN : (10 điểm )
CÂU 1 : (3 điểm )
Theo quy ước thì phương hướng trên bản đồ được xác định như thế nào? Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta dựa vào yếu tố nào ?
(SGK Địa Lí 6, trang 15, Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
CÂU 2 : (3 điểm )
a/ Tại sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất ? (SGK Địa Lí 6, trang 24, Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
b/ Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời là bao nhiêu ?
(SGK Địa Lí 6, trang 25, Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
CÂU 3 : (4 điểm )
a/ Em hãy kể tên bốn đại dương trên thế giới ?
(SGK Địa Lí 6, trang 35, Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
b/ Tại sao người ta lại nói rằng: “nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau” ?
(SGK Địa Lí 6, trang 41, Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )

……………….Hết……………………
(Đề này có 1 trang)


Duyệt của BGH GVBM



Nguyễn Thị Quế


ĐÁP ÁN
Câu 1:
* Theo quy ước thì phương hướng trên bản đồ được xác định:
Đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc. (0,5 điểm)
Đầu phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng Nam. (0,5 điểm)
Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông. (0,5 điểm)
Đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng Tây. (0,5 điểm)
* Muốn xác định phương hướng trên bản đồ chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. (1 điểm)
Câu 2:
a/ Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là vì:
Trái đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chiếu sáng được một nửa, một nửa chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. (1 điểm)
Nhờ có sự vân động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. (1 điểm)
b/ Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày 6 giờ. (1 điểm)
Câu 3:
a/ Bốn đại dương trên thế giới là:
Thái Bình Dương. (0,25 điểm)
Đại Tây Dương . (0,25 điểm)
Ấn Độ Dương . (0,25 điểm)
Bắc Băng Dương. (0,25 điểm)
b/ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, bởi vì:
Nội lực là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, tác động của nội lực đã làm cho bề mặt Trái Đất có nơi được nâng cao, có nơi bị hạ thấp. Nó còn làm cho các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy, tạo ra các hiện tượng núi lửa và động đất…(1 điểm)
Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, ngay trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất hoặc gần mặt đất. (1 điểm)
Tác động của ngoại lực biểu hiện chủ yếu thông qua hai quá trình: Quá trình phân hóa làm vỡ vụn các loại đá và quá trình xâm thực, xói mòn và hội tụ các loại đá. (1 điểm)


……………………….Hết……………………….
( Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác, nhưng nếu đúng, logic thì vẫn hưởng trọn số điểm )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nghị
Dung lượng: 33,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)