Đề thi HSG Văn 9 (2011-2012)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ngoan | Ngày 16/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Văn 9 (2011-2012) thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀOTẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

CHÂU THÀNH
CẤP HUYỆN


NĂM HỌC: 2011-2012


MÔN: NGỮ VĂN


KHỐI LỚP 9


(Thời gian làm bài: 150 phút)




Câu 1: (6 điểm)
a. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết phương châm hội thoại nào có liên quan đến những thành ngữ này?
-Ăn đơm nói đặt.
-Khua môi múa mép.
-Nói dơi nói chuột.
b. Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau:
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
c. Suy nghĩ của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Câu 2: (14 điểm)
Em hãy tưởng tượng mình có một cuộc gặp gỡ, trò chuyện thật thú vị với nhân vật anh thanh niên sống trên đỉnh núi Yên Sơn trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên.









Hướng dẫn chấm
Môn: NGỮ VĂN – Khối lớp 9

Câu 1: (6 điểm):
a. Giải thích nghĩa của các thành ngữ: (2,0 đ)
-Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. (0,5 đ)
-Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương. (0,5 đ)
-Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực. (0,5 đ)
( Tất cả những thành ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất. Các thành ngữ này chỉ những điều tối kị trong giao tiếp. (0,5 đ)
b. Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ: (1,0 đ)
-Trong đoạn trích, tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là “tắm” và “bể”. (0,5 đ)
-Việc sử dụng hai từ cùng trường từ vựng “tắm” và “bể” góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn. (0,5 đ)
c. Suy nghĩ về hình ảnh “Đầu súng trăng treo”: (3,0 đ)
Yêu cầu thí sinh phải nêu được những ý cơ bản sau:
-Cụm từ “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ “Đồng chí” được lấy làm nhan đề cho tập thơ cùng tên của nhà thơ không phải là sự ngẫu nhiên. Mà chính là những kí ức đẹp đẽ của tác giả và cũng là những khát vọng mãnh liệt về một đất nước hoà bình. (0,5 đ).
-Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh thực được phát hiện từ những đêm hành quân, phục kích của tác giả. Như lời tâm sự của nhà thơ Chính Hữu: “…Suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật” (0,5 đ).
-Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một phát hiện đầy lí thú, một quan sát tinh tế, thể hiện một tâm hồn lãng mạn của người lính trong gian khổ, hiểm nguy vẫn mở lòng trước thiên nhiên. Và đặt trong chỉnh thể bài thơ, bên cạnh hình ảnh “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” thì hình ảnh “Đầu súng trăng treo” còn gợi lên những liên tưởng phong phú: thực tại chiến tranh gian khổ và tâm hồn cao đẹp của người lính, sức mạnh của tình đồng đội, chất chiến sĩ và thi sĩ, những gian khổ và khát vọng về đất nước hoà bình,… Khái quát hơn là biểu tượng của chất hiện thực và lãng mạn của nền thơ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (2,0 đ).
Câu 2: (14 điểm).
A. Yêu cầu chung:
-Người viết phải biết vận dụng kiến thức đã học về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” và kiến thức đã học về văn tự sự (kể chuyện): ngôi kể, người kể chuyện, các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để xây dựng một câu chuyện tưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ngoan
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)